Nói tới cụm từ Xuất khẩu lao động thì ai cũng hiểu rằng đó là lao động phổ thông, là công nhân cho dù làm công việc gì? Ở đâu? Nhật? Mỹ? Úc? Đài Loan?... Dù vậy, nhìn chung thì hầu như tất cả các thị trường lao động đều tiếp nhận người lao động (NLĐ) trong các ngành chung như: nông nghiệp, dệt may, xây dựng, lắp ráp linh kiện điện tử…Và dĩ nhiên Nhật Bản là thị trường tiếp nhận NLĐ đa dạng nhất về ngành nghề dành cho NLĐ Việt.
Nhật Bản tuyển thực tập sinh hàng tháng với nhiều ngành nghề
Theo như các số liệu thống kê thì:
- Thị trường Hàn Quốc chủ yếu tuyển lao động nam, đi các ngành như: Cơ khí, xây dựng.
- Thị trường Đài Loan thì hiện là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Cứ mỗi năm từ 35.000-40.000 NLĐ Việt.
>> Nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay Đài Loan
Và ngành nghề chủ yếu dành cho:
- Lao động nữ vẫn là: dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, nông nghiệp
- Lao động nam thì có phần đa dạng hơn nhưng nhìn chung vẫn là các nghề nhỏ trong ngành cơ khí và xây dựng (khi đi lao động xuất khẩu Đài Loan ngành xây dựng thì đây là ngành khá rộng, gồm cả những ngành chuyên môn khó như: tiện, bào, phay, đột dập, đúc...).
- Thị trường Malaysia tuyển hay tuyển nam nữ đi làm may, xây dựng, điện tử.
- Các thị trường Nam Phi, Trung Đông thì chỉ tiếp nhận lao động nam trong ngành cơ khí (cơ khí chủ yếu là hàn) và xây dựng.
- Thị trường Úc thì tiếp nhận lao động khá ít, chủ yếu là lao động làm thực phẩm (làm bánh) và làm nông nghiệp.
- Thị trường xuất khẩu đi các vùng lãnh thổ Đông Âu, Nga hiện nay phần lớn là lao động các vùng Hà Tĩnh, Nghệ An và XKLĐ đi chui là chính. Ở thị trường này thì ngành nghề nhiều nhất là dệt may cho nữ.
- Các thị trường lao động nhỏ mới tiếp nhận hoặc đang trong thời gian bắt đầu thường là các ngành xây dựng, nông nghiệp.
Vì sao lại chỉ tiếp nhận cho những ngành này?
Đây là những ngành nghề cơ bản, không nhu cầu cao về tiếng, dễ làm. Những ngành nghề này không đòi hỏi quá cao về tay nghề, k.nghiệm, chất lượng NLĐ. Thực tế cso thể thấy NLĐ nước ta ít tiếp cận với công nghệ máy móc hiện đại, ngoại hình nhỏ, tiếng kém, nên chỉ có thể đăng kí vào những ngành nghề này.
Những thị trường tiếp nhận NLĐ thường thiếu hụt trong những ngành này hoặc mong muốn tiếp nhận nguồn nhân lực giá rẻ. Một số đất nước văn minh, rất ít người dân bản địa định hướng làm những công việc làm như nông nghiệp, xây dựng, dây truyền sản xuất, dệt may.
Bản chất của người XKLĐ là dễ tìm, dễ bảo và dễ thanh lý hợp đồng. Khá nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp ở những thị trường phát triển mong muốn những nguồn lao động này nhưng do rào cản pháp lý nên không hề dễ gì có thể tiếp nhận NLĐ nước khác. Bởi luật bảo vệ NLĐ không cho phép tùy ý sử dụng NLĐ và cũng không hề đơn giản gì quản lý NLĐ nước ngoài. Ngôn ngữ cũng là rào cản rất lớn khi sử lý phát sinh trong hướng dẫn việc làm.
Lao động xuất khẩu Nhật Bản đa dạng do đâu?
XKLĐ Nhật Bản chia làm 2 loại hình: kỹ thuật viên (KTV) và thực tập sinh (TTS) kỹ năng.
Lao động là kỹ thuật viên thường tiếp nhận những lao động đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng tại Việt Nam (điều này chứng tỏ Nhật Bản vẫn xác nhận hệ thống đào tạo tại các trường ở nước ta), đối với loại hình này đòi hỏi phải lao động phải có sức khỏe tốt và khả năng tiếng Nhật trình độ N4 trở lên. Chương trình KTV tiếp nhận khá nhiều ngành nghề, tập trung chính yếu là: kỹ sư chế tạo máy, kỹ sư nông nghiệp, công nghệ ô tô, cơ điện tử, IT, công nghệ thực phẩm, kỹ sư xây dựng
Do Nhật Bản là đất nước có độ tuổi trung bình già, cao hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới. Điều đó cũng đã trả lời vì sao Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động nước khác có độ tuổi rất trẻ (chỉ từ 18-30). Một vài ngành nghề đặc thù như kỹ thuật viên, may mặc mới lấy đến độ tuổi 35.
Thực tập sinh làm đa dạng ngành nghề tại Nhật Bản
Khác biệt so với các thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu khác là Nhật Bản tuyển khá nhiều kỹ sư (thực tế thì việc làm vẫn là công nhân nhưng nhu cầu việc làm nhiều hơn bên cạnh đó lương tháng nhiều hơn TTS cực nhiều ). Để hiểu rõ thêm mức lương của kỹ sư làm việc tại Nhật Bản, xem chi tiết
Còn TTS Nhật Bản có nhiều ngành nghề đặc trưng như: ngành mộc xây dựng rất được thông dụng, chế biến thực phẩm, công nghệ cao, in ấn, cơ khí lắp ráp ô tô và gất nhiều ngành nghề mà NLĐ không thể gặp khi đi XKLĐ các nước khác.
Cơ hội xây dựng đất nước từ XKLĐ Nhật Bản
Sau khoảng thời gian lao động làm việc tại Nhật Bản, NLĐ sẽ tiếp thu được tiếng Nhật và việc làm đã tu nghiệp ở Nhật. Điều này tạo rất nhiều cơ hội lớn trong các doanh nghiệp liên doanh Việt Nhật hay các công ty Nhật Bản tại Việt Nam theo các ngành như: thương mại, ngôn ngữ Nhật. Đồng thời NLĐ tiếp xúc, tiếp thu lại kỹ năng với công nghệ đứng đầu thế giới phục vụ cho các ngành chuyển giao công nghệ mới.
Tóm lại, quan hệ giữa hai nước Nhật BẢN – Việt Nam đang ngày càng sâu rộng và bền vững hơn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Là lợi thế rất lớn cho NLĐ đã từng đi XKLĐ làm việc tại Nhật Bản được phát triển sự nghiệp sau khi về nước. Để tham gia XKLĐ Nhật Bản cũng không còn khó, đây là hướng đi tuyệt vời cho NLĐ trước những chọn lọc phát triển sự nghiệp trong cuộc sống.
Nếu có những thắc mắc về chương trình đi Nhật, xin vui lòng gửi câu hỏi theo Form dưới đây, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách nhanh nhất
Một số ngành nghề Nhật Bản tuyển dụng hàng tháng
Trên đây là một số ngành nghề phổ biến đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, để tìm hiểu thêm về chương trình đi XKLĐ Nhật Bản, xin vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn Laodongxuatkhau.vn. TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.