Lao phổi có đi xuất khâu lao động Nhật Bản được không? Lao phổi có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và công việc hay không? Tất cả sẽ được giải đáp với bài viết sau đây của Laodongxuatkhau.vn.

i. đỐI TƯỢNG NÀO DỄ MẮC BỆNH LAO PHỔI NHẤT?
1. Người lớn
Với người lớn, bệnh lao phổi dễ xuất hiện ở những đối tượng:
Người thường xuyên hút thuốc
Người bị đái tháo đường
Người mắc bệnh bụi phổi
Người bị loét dạ dày - tá tràng
Người mắc đại dịch HIV/AIDS
Phụ nữ mang thai (thời điểm nội tiết của người mẹ bị thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển)
2. Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ vốn đã có sức đề kháng kém nên nguy cơ mắc bệnh sẽ tương đối cao. Đặc biệt, trẻ em bị suy dinh dưỡng, còi xương thì khả năng khám bệnh càng giảm sút, rất dễ mắc bệnh.
3. Những người thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh
Những người làm trong bệnh viện, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi: y tá, bác sỹ,...
Người nhà bệnh nhân lao hoặc người có tiền sử bệnh lao phổi
ii. biểu hiện của bênh lao phổi là gì?
1. Triệu chứng lâm sàn
Bệnh nhân mệt mỏi, giảm khả năng làm việc
Ăn kém, gầy sút,
Sốt nhẹ về chiều tối (37,5 độ – 38 độ C) kèm theo ra mồ hôi về ban đêm, da xanh…
Các triệu chứng trên còn được gọi là hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc lao.
2. Triệu chứng chức năng
Ho khạc đờm: Đờm nhầy, màu vàng nhạt, có thể màu xanh hoặc mủ đặc.
Ho ra máu: Khoảng 10% bệnh nhân bị bệnh bắt đầu biểu hiện bằng triệu chứng ho ra máu, thường ho ra máu ít
Đau ngực: Đây là triệu chứng không gặp thường xuyên, thường đau khu trú ở một vị trí cố định.
Khó thở: Chỉ gặp khi tổn thương rộng ở phổi, hoặc bệnh phát hiện muộn.
Trên đây là một số triệu chứng cụ thể và dễ nhận biết nhất đối với những người mắc bệnh lao mà bạn có thể xem xét. Tuy nhiên, bệnh lao giai đoạn đầu sẽ gần như không có biểu hiện cụ thể. Nếu bạn muốn chắc chắn mình có mắc bệnh hay không hãy tới phòng khám và gặp bác sỹ.
iii. bị lao phổi có đi xklđ nhật bản được không?
Có tất cả 13 nhóm bệnh không được phép đi XKLĐ Nhật Bản mà bạn cần lưu ý. Trong đó có nhóm bệnh về hô hấp:
- Lao phổi đang tiến triển hoặc chưa chữa khỏi
- Tràn dịch, tràn khí màng phổi
- Tâm phế mãn
- Tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính
- Khí phế thủng
- Xơ phổi
- Hen phế quản
- Viêm dày dính màng phổi
- Áp xe phổi
- Ung thu phổi, ung thư phế quản các giai đoạn
Theo đó, người bị bênh lao phổi hoặc chưa chữa khỏi sẽ không thể đăng ký đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Việc bạn cần làm lúc nỳ chính là điều trị khỏi hoàn toàn bệnh, sau đó đi khám lại tại 1 trong 80 bệnh viện được cấp phép khám cho người đi nước ngoài là bạn đã có thể đăng ký.
Chúc bạn thành công!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.