Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Tìm hiểu văn hóa dùng đũa của người Nhật

20/04/2018
Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những nét văn hóa riêng. Cách dùng đũa trong các bữa ăn của người Nhật không đơn thuần như ta nghĩ mà ẩn chứa bên trong những văn hóa, tính cách đặc trưng của đất nước họ.
I. Văn hóa dùng đũa của người Nhật

Nhật Bản cũng giống như 1 số nước khác ở châu á như Trung Quốc, Việt Nam thường sử dụng đũa làm công cụ gắp thức ăn hằng ngày. Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ có nét riêng mà những người yêu văn hóa Nhật Bản cần để ý. Ở đất nước hoa anh đào, đũa được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như tre, gỗ, inox, mỗi chất liệu lại mang 1 giá trị và hàm ý riêng.
 
Người Nhật sau khi dùng xong sẽ được rửa sạch và dùng lại cho bữa sau. Ở mỗi một gia đình, mỗi người sẽ có 1 đôi đũa riêng tuy nhiên, có 1 điểm khá lạ đó là khách đến nhà dùng bữa, sau khi dùng xong, đũa của họ sẽ được gia chủ bỏ đi, điều này chứng tỏ sự trong sạch của người dân xứ mặt trời mọc.

Người Nhật rất cầu kì và cẩn thận trong việc ăn uống, nếu bạn muốn thử văn hóa Nhật có thể đến 1 nhà hàng Nhật Bản để trải nghiệm những dụ cụ có nguồn gốc từ Nhật Bản nhé.


II. Nguyên tắc dùng đũa nhật
 

 
 Giữ đũa của bạn chính xác

 Đừng ăn ngay lập tức từ những món ăn chung

 Dùng gác đũa

 Không dùng đũa đưa qua lại trên đĩa thức ăn

 Không bới móc thức ăn

 Không liếm đũa

 Hạn chế và cẩn thận khi gắp thức ăn cho người khác
 

 Không dùng đũa như đồ chơi
 

 Không khuấy đũa vào súp của bạn


III. Ý nghĩa tặng đũa trong văn hóa Nhật

Trong hàng nghìn năm giao thương với văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng đôi đũa trong mỗi bữa ăn của mình. Ban đầu xuất hiện trong hoàng cung rồi dần dần, trong các gia đình bình thường cũng sử dụng đĩa để gắp thức ăn.

Đũa thời phong kiến ở Nhật có sự phân biệt khó rõ ràng, đũa của vua chú hoàng tộc thì khá ngắn, đũa của các quan lại thì dài hơn. Khoảng thế kỉ 12 trở đi, việc dùng đũa trở nên phổ biến trong đời sống của nhận dân.

Ngày nay, đũa vẫn được dùng để phân biệt các mối quan hệ trong gia đình như đũa của cha mẹ dài hơn đũa con cái, đũa của chồng dài hơn đũa của vợ, đũa của anh chị dài hơn đũa của em.


Đũa được dùng với ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, ví dụ trong tang lễ, người thân phải dùng đũa gắp xương người đã khuất sau khi hỏa táng và chuyển cho nhau. Bên cạnh đó, họ còn tránh dùng đũa để gắp thức ăn bị rơi vaiz, không cắm đũa vào bắt cơm vì họ quan niệm như vậy là điều xui xẻo sẽ xảy ra. 

IV. So Sánh đũa Nhật và đũa Việt
 

 
Đũa từ lâu đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn ở các nước phương Đông như Nhật Bản hay Việt Nam. Vậy sự khác biệt trong việc dùng đũa ở Việt Nam và Nhật Bản như thế nào?

Ở Việt Nam

Trên mâm cơm, chúng ta ăn một mâm chung, lấy thức ăn từ đó và thường có thói quen gắp cho nhau.

Bởi vậy, dùng một đôi đũa dài là cả một lợi thế: nhờ đặc điểm này, chúng ta ít phải với hay nhoài người về một phía nào đó trên bàn để gắp thức ăn. 

Bên cạnh đó, người Việt không có sự phân biệt trong từng đôi đũa, việc người giàu hay nghèo, người cấp trên hay cấp dưới đều đùng chung 1 kích thước đũa. Tuy nhiên người Nhật thì không đơn giản như vậy.


Ở Nhật Bản

Không có chuyện người này gắp thức ăn cho người khác bằng một đôi đũa vì theo họ, như vậy sẽ không đảm bảo vệ sinh. 

Trên bàn ăn của họ thường có các món như hải sản, cá, cơm nắm,… là những thứ khá mềm và dễ bị nát. Đầu đũa được làm nhỏ giúp việc gắp thức ăn tiện hơn.

Hai là cách người Nhật xưa bày biện một bàn ăn không giống với những nơi khác. Mỗi người sẽ có một suất gồm nhiều món được cho vào bát và đĩa riêng. Cả bàn sẽ chỉ có một vài món chung thôi. Như vậy khi ăn, người Nhật không phải với. Ai cũng có phần của mình sẵn rồi, không cần thiết phải làm những đôi đũa dài làm gì cả.

Mặc dù có thể phong cách ăn uống của người Nhật ngày nay đã thay đổi, hình dáng của những đôi đũa lại đã thành một nét văn hóa cố hữu đến giờ.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang