Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

12 quy tắc dùng đũa Nhật bạn đã biết chưa?

27/04/2022

Nhật Bản vốn được biết đến là cái nôi sản xuất ra những sản phẩm tinh tế, tiện dụng. Và các sản phẩm phục vụ gia đình đặc biệt là các sản phẩm mang tính truyền thống như đũa Nhật cũng không nằm ngoài những đặc điểm đó. Hãy cùng Laodongxuatkhau.vn khám phá về đũa Nhật thú vị như thế nào nhé!

I. ĐŨA NHẬT RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
Có nhiều giả thuyết về việc sử dụng đũa tại Nhật, trong đó giả định lớn nhất được cho rằng lưu truyền từ Trung Quốc. Trong quá trình giao lưu văn hóa với người Trung Quốc, các nhà buôn, các sư sãi đã du nhập đũa vào Nhật Bản.
 
12 quy tắc dùng đũa Nhật bạn đã biết chưa?

Đũa Nhật có nguồn gốc từ Trung Quốc

Người Nhật bắt đầu sử dụng đũa trong cung đình, sau đó lan ra các gia đình quan lại giàu có vào khoảng thời gian từ năm 710 đến 794 (Thời kỳ Nara). Đũa trong cung đình Nhật Bản lúc đó có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng. Đũa của vua và những người thuộc hoàng tộc thì ngắn.

Khoảng năm 1185 trở đi, đũa được dùng phổ biến trong đời sống nhân dân Nhật Bản nhưng quan niệm đũa dài, ngắn trong dân gian thì ngược lại với cung đình.

Đũa của cha mẹ phải dài hơn đũa của con cái. Đũa của chồng dài hơn đũa của vợ đũa của anh dài hơn đũa của em.
II. ĐŨA NHẬT CÓ HÌNH DÁNG RA SAO?
Nếu đặt những đôi đũa của xứ sở hoa anh đào cạnh “họ hàng” đến từ các nền văn hóa khác, chắc chắn ai cũng sẽ thấy những khác biệt rất lớn. Đũa Nhật đặc trưng hầu như một đầu hơi hẹp, kẹp chặt thức ăn ở đó.

Ngày nay, đũa được làm từ nhiều chất liệu như tre, gỗ, sừng, sắt... Tuy nhiên hầu hết đều được làm từ gỗ, do nó tiện dụng khi ăn đồ nóng, sử dụng cầm chắc và dễ gắp thức ăn hơn, chi phí sản xuất lại rẻ hơn so với nguyên liệu khác. 

 
12 quy tắc dùng đũa Nhật bạn đã biết chưa?

Đũa Nhật đa dạng về chất liệu, kích thước

Và ở mỗi chất liệu, mùi hương của đôi đũa lại mang một giá trị ý nghĩa khác nhau. Từ những đồ gia công sơn mài trên bề mặt, đến những loại giữ nguyên bề mặt gỗ thô sơ. Đũa cũng có khía cạnh xem như đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Sản phẩm được lưu thông nhiều nhất là đũa Wakasanuri, sản xuất tại tỉnh Fukui. Loại đũa này sử dụng vỏ trứng và vỏ sò để vẽ hoa văn.

Bên cạnh đó, còn có loại đũa Kisonuri ứng dụng vẻ đẹp đơn sơ của cây gỗ, có nhiều chủng loại đũa khác như đũa Edo, coi trọng việc dễ sử dụng.

>>>
Sự khác biệt giữa đũa Nhật và đũa Việt là...
III. 12 QUY TẮC DÙNG ĐŨA CỦA NGƯỜI NHẬT
Ngoài những vấn đề trên, việc sử dụng đũa trong mỗi bữa ăn của người Nhật cũng luôn tuân theo những quy tắc nhất định. Dưới đây, Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn 11 quy tắc dùng đũa của người Nhật:

1. Cách lấy đũa
 
12 quy tắc dùng đũa Nhật bạn đã biết chưa?

Cách lấy đũa của người Nhật
 Lấy đũa bằng tay phải.
 Nhận đũa bằng tay trái.
Đổi lại cách cầm đũa bằng tay phải.

2. Cách cầm đũa
 Chiếc đũa nằm dưới, đặt lên móng tay của ngón áp út, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái để cố định lại.
 Chiếc đũa nằm trên, đặt nằm trên ngón tay giữa, sau đó dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái di chuyển nhẹ nhàng để gắp thức ăn.
 Khi dùng đũa gắp thức ăn chỉ có đũa nằm trên di chuyển, chiếc đũa nằm dưới cố định.

3. Đừng ăn ngay lập tức những món ăn chung

Hãy lấy thức ăn từ những món ăn đã được chia ra và đặt chúng vào đĩa hoặc bát của mình trước khi ăn.

4. Gác đũa khi không sử dụng
 
12 quy tắc dùng đũa Nhật bạn đã biết chưa?

Khi không sử dụng đũa của mình nữa thì nên đặt chúng trên gác đũa.

5. Không dùng đũa đưa qua lại trên đĩa thức ăn

Đừng đưa đôi đũa của mình qua lại trên các món ăn khi đang lưỡng lự chọn món ăn. Điều đó sẽ bị coi là tham lam.

6. Không bới móc thức ăn

Lấy thức ăn từ phần trên của món ăn. Không nên moi móc trong đĩa để tìm kíếm những thứ ngon hoặc những thứ mình thích.

7. Không liếm đũa

Không nên liếm đầu đũa hoặc cắn đầu đũa, vì hành động đó bị đánh giá là mất vệ sinh trong con mắt của người Nhật.

8. Hạn chế và cẩn thận khi gắp thức ăn cho người khác
 
12 quy tắc dùng đũa Nhật bạn đã biết chưa?

Không bao giờ chia sẻ thức ăn bằng cách chuyền từ đũa này sang đũa nọ. Bởi vì điều đó giống với một phong tục tại các đám tang Nhật, sau khi tro cốt được hỏa thiêu rồi trịnh trọng cho vào các hũ. Đây là điều cấm kỵ nhất tại bàn ăn của người Nhật. 

Du khách có thể gắp thức ăn cho ai đó bằng cách sử dụng đũa của mình nhưng khi gắp du khách nên dùng dĩa hoặc chén của mình hứng theo không để thức ăn rơi rớt ra bên ngoài.


9. Không dùng đũa như đồ chơi

Đừng quơ đũa của mình trước mặt người khác khi trò chuyện hay khi giữ chúng trong thời gian dài mà không dùng đến, vì đó là một hành động mất lịch sự.

10. Không bắt chéo đôi đũa khi không còn dùng chúng nữa
 
12 quy tắc dùng đũa Nhật bạn đã biết chưa?

Hãy chắc chắn rằng đôi đũa được đặt song song khi bạn không dùng chúng nữa. Vì nếu bắt chéo đôi đũa lên nhau là một hình ảnh không tốt, nó gợi cho mọi người nhớ đến các dịp tang lễ.

11. Không khuấy đũa vào súp

Vì khi làm điều này, nó giống như du khách đang dùng nước súp để rửa đôi đũa của mình.

12. Tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi, không cắm đũa vào bát cơm
 
12 quy tắc dùng đũa Nhật bạn đã biết chưa?

Không nên đặt đũa thẳng đứng trên bát cơm vì nó giống với một nghi lễ đang được cử hành tại các đám tang ở Nhật Bản.

Điều thú vị hơn cả là người đi cắm trại, đi picnic nhất thiết không được quên tục lệ đôi đũa dùng xong phải bẻ đôi tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa đó làm điều xấu, điều ác.
IV. NGÀY HỘI ĐŨA MỚI TẠI NHẬT BẢN
Từ năm 1185 trở đi, mỗi năm vào thời điểm cấy lúa mùa xuân và dịp thu hoạch lúa mùa thu người dân Nhật lại có phong tục thay đũa mới. Số 4 trong tiếng Nhật phát âm là Si (Shi), số 8 phát âm là Hachi (Hachi) mà HaShi lại là đôi đũa nên ngày 4/ 8 được gọi là ngày hội đũa.
 
12 quy tắc dùng đũa Nhật bạn đã biết chưa?

Người dân Nhật Bản sẽ cầu nguyện và ném đôi đũa chưa dùng vào chảo lửa lớn

Trong ngày lễ này, mọi người gửi những lời cầu nguyện vào đôi đũa chưa dùng, sau đó lần lượt ném vào một chảo lửa lớn đặt giữa sân đền.

Nghi lễ này được gọi là “cung dưỡng đũa”, nghi lễ không chỉ là để cầu nguyện sức khỏe, may mắn, thành đạt và giải trừ ma quỷ, tai họa…

Đồng thời cũng thể hiện sự cảm tạ đôi đũa vì đã phục vụ con người trong cuộc sống hàng ngày. 

Theo những chia sẻ ở trên, có thể thấy đũa Nhật không chỉ đơn thuần là để khắp đồ ăn mà nó còn nói lên tính cách, quy tắc ứng xử của người Nhật. Tuy chỉ là một đôi đũa nhưng nó cũng trải qua một chặng đường lịch sử hàng nghìn năm và trở thành nét tinh hoa trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. Nếu còn tò mò về Nhật Bản thì hãy xách vali đi khám phá xứ sở hoa anh đào thôi nào.

>>>
15 tinh hoa văn hóa Nhật Bản khiến cả Thế giới ngưỡng mộ

>>> Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật trong kinh doanh

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang