Hiện tại, số lượng Thực tập sinh đang làm việc ở Nhật Bản số lượng rất nhiều vì vậy, Nghiệp đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những quản lý thực tập sinh làm việc ở Nghiệp đoàn để thấy vai trò quan trọng của họ là như thế nào nhé.
I. Nghiệp đoàn Nhật Bản là gì? Có vai trò gì trong xuất khẩu lao động?
1. Nghiệp đoàn là gì?
Nghiệp đoàn có vai trò quan trọng trong chương trình XKLĐ Nhật
Nghiệp đoàn hay còn gọi là công đoàn đây chính là tổ chức quan trọng đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.
2. Vai trò của Nghiệp đoàn trong chương trình xuất khẩu lao động Nhật?
Có rất nhiều nghiệp đoàn ở Nhật Bản, thông thường mỗi tỉnh sẽ có nghiệp đoàn và có liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp địa phương, họ sẽ có những chương trình hỗ trợ lao động đồng thời tiến hành khảo sát doanh nghiệp theo các mốc thời gian nhất định.
Nghiệp đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng với thực tập sinh và tu nghiệp sinh Nhật Bản. Khi các xí nghiệp Nhật tuyển lao động nước ngoài thì họ sẽ gửi yêu cầu đến nghiệp đoàn ở địa phương và thông qua nghiệp đoàn để tuyển dụng.
Thông thường các bạn thực tập sinh kỹ năng sẽ đều phải thông qua nghiệp đoàn trước khi tới doanh nghiệp. Những trường hợp cán bộ doanh nghiệp được cử sang Nhật làm việc sẽ không được gọi là tu nghiệp sinh hay thực tập sinh và không phải thông qua nghiệp đoàn.
II. Quản lý nghiệp đoàn là ai? Công việc của họ là gì?
1. Quản lý thực tập sinh là ai?
Quản lý thực tập sinh là cầu nối giữa thực tập sinh - nghiệp đoàn - doanh nghiệp
Quản lý thực tập sinh là người Việt Nam, có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Nhật, qua đó truyền tải được thông tin qua lại giữa thực tập sinh Việt Nam với các công ty xí nghiệp Nhật Bản và ngược lại. Quản lý thực tập sinh sẽ làm việc tại Nghiệp đoàn mỗi tỉnh để nắm bắt thông tin và kịp thời đòi hỏi quyền lợi cho người lao động.
2. Công việc của họ là gì?
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò của Nghiệp đoàn để thấy được quản lý lý thực tập sinh quan trọng như thế nào đối với người lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản nhé/
Liên hệ tuyển dụng lao động
Khi các công ty, xí nghiệp Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng lao động ngoài nước thì những công ty, xí nghiệp đó xe gửi yêu cầu lên Nghiệp đoàn và nhờ Nghiệp đoàn địa phương hỗ trở tuyển lao động. Sau khi bàn bạc thì sẽ gửi điều kiện ứng tuyển của lao động rồi gửi sang công ty đối tác ở Việt Nam.
Sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản thì Nghiệp đoàn sẽ là nơi đầu tiên để những Thực tập sinh đến. Trong vòng 1 tháng đầu tiên, thực tập sinh Việt Nam sẽ học tiếng, văn hóa và trình độ chuyên môn để chuẩn bị cho 3 - 5 năm làm việc và sinh sống ở Nhật Bản.
Quản lý người lao động
Các lao động Việt Nam ở Nhật Bản sẽ do Nghiệp đoàn quản lý vì vậy,hàng tháng Nghiệp đoàn sẽ cử người xuống tận doanh nghiệp để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người lao động.
Nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động
Quản lý thực tập sinh bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Chức năng chính để lập ra nghiệp đoàn là bảo vệ quyền lợi người lao động. Hàng tháng nghiệp đoàn tới thăm lao động và cũng tiếp thu những phản ánh của lao động về doanh nghiệp. Nếu trường hợp chưa tốt, Nghiệp đoàn sẽ đứng ra giải quyết cho người lao động bởi nghiệp đoàn có quản lý thực tập sinh ở đó, là người phiên dịch để giúp giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
Cử người sang trực tiếp tổ chức thi tuyển lao động
Nghiệp đoàn luôn bảo vệ lợi ích của thực tập sinh Việt Nam
Tất cả các đơn hàng mà các xí nghiệp Nhật Bản tuyển dụng đều qua Nghiệp đoàn địa phương. Vì vậy, khi đoàn cán bộ Nhật Bản sang Việt Nam tuyển chọn lao động đều có người của Nghiệp đoàn đi cùng để giám sát cũng như hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.
Như vậy, công việc của một quản lý là cầu nối giữa thực tập sinh - công ty - nghiệp đoàn. Quản lý thực tập sinh có vai trò xâu chuỗi những công việc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như hỗ trợ nghiệp đoàn và công ty quản lý người lao động. Công việc cụ thể đó là:
- Giải quyết những công việc liên quan đến viêc tiếp nhận thực tập sinh, hỗ trợ, quản lý thực tập sinh đang thực tập tại các công ty của nghiệp đoàn. Quản lý thực tập sinh trong suốt 3 năm kể từ khi thực tập sinh sang Nhật đến khi về nước.
- Làm hồ sơ, thủ tục giấy tờ liên quan tới thực tập sinh, giảng dạy cho thực tập sinh trong tháng đầu tiên tại nghiệp đoàn. Dịch tài liệu liên quan đến công việc của thực tập sinh.
- Thăm và kiểm tra định kỳ đến các công ty của nghiệp đoàn để hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ trợ thực tập sinh cả về công việc lẫn cuộc sống tại Nhật Bản.
III. Ai có thể làm được công việc này? Điều kiện là gì?
Tất cả công dân Việt Nam tốt nghiệp cao đẳng đại học và có bằng tiếng Nhật N2 trở lên và có đều có thể ứng tuyển vào vị trí này. Điều kiện đó là:
- Nam/nữ tuổi dưới 30 tuổi
- Có bằng năng lực tiếng Nhật, tối thiểu là N2
- Có ngoại hình khá, có khả năng quản lý
Như vậy, vừa rồi laodongxuatkhau.vn đã cung cấp thông tin đến bạn khái niệm thực tập sinh là gì? vai trò của quản lý thực tập sinh đến chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hi vọng những thông tin đó sẽ hữu ích. Mọi thắc mắc xin liên hệ với đường dây nóng của Laodongxuatkhau.vn. Chúc bạn thành công!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.