Quốc kỳ là đại diện cho một quốc gia. Nếu Việt Nam là cờ đỏ sao vàng thì quốc kỳ Nhật Bản là 1 lá cờ đơn giản với nền trắn và vòng tròn mày đỏ tại trung tâm. Vòng tròn màu đỏ đó tượng trưng cho mặt trời mọc ở phương đông và vì thế nên Nhật Bản thường được gọi là “đất nước mặt trời mọc.”
Tên gọi chính thức của lá cờ này là Nisshoki (Lá cờ mặt trời) nhưng nó cũng thường được gọi là Hinomaru (Vòng tròn mặt trời).
Cờ Nhật Bản được gắn liền với biểu tượng của mặt trời ít nhất từ thế kỷ thứ 7, mặc dù nguồn gốc chính xác của lá cờ không được biết rõ ràng, hầu hết các học giả tin rằng nó có liên quan đến tên gọi “Mặt trời mọc” của đất nước. Lá cờ hình mặt trời ban đầu được sử dụng bởi Shogun trong thế kỷ 13, khi người Nhật đã chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Mông Cổ.
Hinomaru đã được chính thức công nhận vào năm 1870 như là một lá cờ thương gia, trở thành lá cờ quốc gia đầu tiên được thông qua tại Nhật Bản năm 1870-1885. Việc sử dụng lá cờ đã bị rất nhiều hạn chế trong thời gian chiếm đóng của Nhật Bản sau Thế chiến II cho đến năm 1947 khi những hạn chế đã bắt đầu được dỡ bỏ.
Hình ảnh quốc kỳ Nhật Bản trong các tác phẩm nghệ thuật
Năm 1999, một điều luật đã được thông qua, các lá cờ Hinomaru của Nhật Bản chính thức được công nhận là lá cờ quốc gia.
Được phát triển từ lá cờ Hinomaru, hiệu kỳ của Đội tự vệ Nhật Bản và Đội tự vệ trên bộ Nhật Bản sử dụng một phiên bản có thiết kế mặt trời với tám tia màu đỏ hướng ra ngoài, gọi là Hachijō-Kyokujitsuki. Ngoài ra còn có là cờ với mặt trời và 16 tia đỏ gọi là Jyūrokujō-Kyokujitsu-ki từng được quân đội Nhật Bản sử dụng, đặc biệt là Lục quân Đế quốc Nhật Bản và Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Tại các quốc gia châu Á từng bị Nhật Bản chiếm đóng, hiệu kỳ này vẫn mang ý nghĩa tiêu cực gợi nhớ đến những tội ác mà quân đội Nhật gây ra trên đất nước của họ.
Lá cờ Jyūrokujō-Kyokujitsu-ki
Lá cờ Hachijō-Kyokujitsuki
Khi Hinomaru được giới thiệu lần đầu tiên, chính phủ yêu cầu các công dân chào đón vị hoàng đế với lá cờ. Một số người Nhật Bản bất bình về lá cờ và đã tổ chức thành một số cuộc biểu tình. Phải mất một thời gian dài sau đó thì lá cờ mới được chấp nhận trong nhân dân.
Hiện nay, theo các cuộc thăm dò từ phương tiện truyền thông chính thống, hầu hết người dân Nhật Bản đã cảm nhận lá cờ của Nhật Bản như là lá cờ quốc gia ngay cả trước khi thông qua Luật Về Quốc Kỳ và Quốc ca vào năm 1999. Mặc dù vậy, tranh cãi xung quanh việc sử dụng lá cờ trong sự kiện trường học hoặc các phương tiện truyền thông vẫn còn.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312
Minh Hoàn (Mr)
0979 171 312
hotro.japan@gmail.com
Yêu Cầu Gọi Lại