Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Quốc hoa của Nhật Bản có phải là hoa anh đào?

13/01/2018
Nói đến Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến hoa anh đào, loài hoa được coi là biểu tượng của xứ sở phù tang. Hoa anh đào mang trong mình ý nghĩa về tinh thần và sức mạnh của người dân đất nước mặt trời mọc. Bạn vẫn nghĩ rằng quốc hoa của Nhật Bản là hoa anh đào? Liệu điều này có đúng không? Hãy cùng Laodongxuatkhau.vn tìm lời giải đáp nhé!


1. Hoa cúc – Loài hoa biểu tượng cho phẩm chất cao quý của người Nhật

Hoa cúc được cho là du nhập vào Nhật Bản cách đây khoảng 1000 năm. Nếu hoa anh đào đại diện cho mùa xuân thì hoa cúc lại báo hiệu cho mùa thu của xứ sở phù tang. Nếu anh đào mang vẻ đẹp mong manh thì hoa cúc lại mang nét đẹp huyền ảo, đại diện cho sức sống, cho vẻ đẹp trường tồn.
Hoa cúc là biểu tượng cho sự đầy đặn, phúc hậu, bản chất tốt đẹp và trường thọ. Hoa cúc vào khoảng thế kỉ thứ VIII ( thời Heian) chỉ được trồng trong cung đình và các ngôi nhà của giới quý tộc. Vào thế thời Heian (thế kỉ thức VIII), hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và trong nhà của giới quý tộc. Do đó, loài hoa này không chỉ được xem là quốc hoa của Nhật Bản mà còn là biểu tượng cho uy quyền của Hoàng gia. Hiện nay, loài hoa này vẫn được xem là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản. Hiện nay hoa cúc vẫn được xem là biểu tượng quan trọng của Hoàng gia Nhật Bản.

2. Ý nghĩa của hoa cúc trong văn hoá lịch sử

Tuy không phổ biến như hoa anh đào nhưng hoa cúc lại mang trong mình ý nghĩ đặc biệt. Đối với người dân xứ sở phù tang, hoa văn hình hoa cúc đã trở nên rất phổ biến và được đặc biệt ưa chuộng.
 

Hoa cúc trong Quốc huy Nhật Bản

Huy hiệu hoàng gia Nhật Bản, còn được gọi là Cúc Văn (kikumon), Cúc Hoa Văn (kikukamon) hoặc Cúc Ngự Văn (kikunogomon), là một huy hiệu được Thiên hoàng cùng những thành viên trong hoàng thất Nhật Bản sử dụng, và cũng là quốc huy của nước Nhật Bản hiện đại kể từ năm 1867. Huy hiệu là hình ảnh một bông hoa cúc màu vàng có viền màu đen, cấu trúc gồm một hình tròn nhỏ làm tâm được bao bọc bởi 16 cánh hoa thuộc lớp trước, và ẩn bên dưới là 16 cánh hoa lớp sau được xếp xen kẽ và được vẽ dưới dạng những đường vân tròn. 

Hoa cúc trong ẩm thực Nhật Bản

Người ta còn gọi Nhật Bản là “đất nước hoa cúc” bởi vì hoa cúc xuất hiện khắp nơi trên mảnh đất này. Từ hoa văn trong những chiếc áo kimono, những ngôi đền cổ kính đến những cuốn hộ chiếu, hay thậm chí là ẩm thực cũng được lấy cảm hứng từ hoa cúc.

Lễ hội Búp bê hoa cúc

Cứ độ thu về, vào khoảng tháng 08/2023, tháng 11, khắp nơi trên Nhật Bản lại nô nức diễn ra các lễ hội triển lãm hoa cúc độc đáo. Một trong những lễ hội hoa cúc tiêu biểu không thể không kể đến chính là lễ hội “Búp bê hoa cúc” tạ Fukushima. Tại lễ hội này, sẽ có rất nhiều hình nhân diện trên mình những trang phục làm hoàn toàn từ hoa cúc để tái hiện lại hình ảnh của những nghệ sĩ nổi tiếng của Nhật. Để làm được điều đó, phải kể đến sự tỉ mỉ, kì công của những người thợ làm vườn. Họ đã phải chuẩn bị rất lâu, phát huy tối đa tính sáng tạo mới có thể làm nên được những bộ trang phục kimono hoa cúc mang linh hồn của đất nước và để duy trì được lễ hội đã tồn tại trên 50 năm này.

Trong các ngôi đền Nhật Bản 

Những ngôi đền Thần đạo thường dùng Cúc Văn hoặc bổ sung những yếu tố họa tiết khác để tạo thành biểu tượng riêng của mình, nổi tiếng nhất là Đền Yasukuni ở Tokyo. 

Với ý nghĩa to lớn ấy, hoa cúc – quốc hoa của Nhật Bản luôn được người dân nơi đây đặc biệt yêu thích.

4. Tại sao hoa cúc trở thành biểu tượng quốc gia

Vào thời Heian, thế kỉ thứ 8, hoa cúc được xem là loài hoa cao quý, tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp và sự trường thọ. Chúng chỉ xuất hiện trong cung đình và các gia đình quý tộc. Giới quý tộc thời kỳ này có thói quen trồng hoa cúc trong vườn nhà nhằm cầu mong sự thịnh vượng, bách niên và lòng hiếu thảo của con cái.


Hoa cúc trong các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản

Vào thế kỉ thứ 9, hoàng gia Nhật Bản khởi xướng lễ hội trưng bày hoa cúc Kiku no Sekku. Lễ hội diễn ra vào ngày 9 tháng 9 hàng năm và được duy trì cho đến tận ngày nay. Thiên hoàng Go-Toba trị vì Nhật Bản dưới thời Kama-kura, thế kỉ 12 đã sử dụng hoa cúc làm hoa văn trang trí các vật dụng ưa thích của ông. Bằng chứng là các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hình hoa cúc khắc trên thanh kiếm Takana của Thiên hoàng Go-Toba mà họ đã khai quật được. Hình ảnh hoa cúc 16 cánh cũng được sử dụng làm con dấu củabThiên hoàng và Hoàng thất kể từ thời kỳ này.



Thiên hoàng Go-Toba người khởi xướng lễ hội hoa cúc Kiku no Sekku

Sau đó, vào thời Chiến quốc Sengoku, giữa thế kỉ 15, rất nhiều phù hiệu hoa cúc với hình dáng khác nhauđược lãnh chúa các địa phương và dòng dõi quý tộc dùng làm vật biểu trưng riêng.

Đến thời Edo, thế kỉ 17, hoa cúc được trồng phổ biến trong dân chúng và trở thành loài hoa rất được người Nhật ưa chuộng.

Vào thời Minh Trị, thế kỷ thứ 19, chỉ riêng Thiên hoàng mới có quyền sử dụng huy hiệu Cúc Văn. Vì vậy,mỗi thành viên trong hoàng thất dùng các phiên bản Cúc Văn phải có các sửa đổi khác nhau. Ngày nay, các thành viên hoàng thất dùng phiên bản có 14 cánh hoa, trong khi phiên bản 16 cánh hoa được cài trên áo của những thành viên trong nội các.

Từ bài viết trên có thể khẳng định quốc hoa của Nhật Bản là hoa cúc chứ không phải hoa anh đào như nhiều bạn lầm tưởng nhé. Bạn có thể tìm hiểu thêm quốc kì hay quốc ca Nhật Bản trong bài viết: 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang