Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Kịch Kabuki - Loại hình nghệ thuật đề cao cái tôi của diễn viên

21/04/2018
Nhật Bản có 3 loại hình nghệ thuật sân khấu chính là kịch No, kịch rối bunraku và kịch Kabuki. Hôm nay, Laodongxuatkhau.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu một trong ba loại hình nghệ thuật này để có thể hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây nhé! 
 

1. Kịch Kabuki là gì?

 Kịch Kabuki nằm trong nhóm 3 loại hình nghệ thuật sân khấu chính và được yêu thích nhất ở Nhật Bản từ trước đến nay (bên cạnh kịch No và Kịch Bunraku). 
 Kịch Kabuki xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XVII. Tại thời điểm này, kịch Kabuki vẫn được biểu diễn dưới hình thức tạp kỹ. Mãi cho đến thời kỳ Edo (1603 - 1868), loại hình này mới được xem là kịch nghệ và được ưa chuộng nhất. 
 Loại hình nghệ thuật này được ưa chuộng bởi lẽ nó là sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật diễn xuất, những điệu múa uyển chuyển và cả âm nhạc. Không những vậy, nó còn thu hút sự chú ý bởi sự kỹ lưỡng và phức tạp trong việc hóa trang diễn viên.

 Hiện nay, kịch Kabuki được xem là loại hình kịch nghệ truyền thống vĩ đại của thế giới.

2. Lịch sử ra đời của kịch Kabuki

Lịch sử hình thành loại kịch nghệ này được chia thành 5 giai đoạn tương đối rõ ràng:

 Giai đoạn 1 (từ 1603 - 1629): thời kỳ của Kabuki nữ

Tương truyền rằng, kịch Kabuki xuất hiện từ năm 1603 với sự sáng tạo của sư tổ là bà Izumo-no-okuni. Trong một buổi diễn, đoàn của bà Izumo-no-okuni đã biểu diễn một bài múa theo phong cách mới tại Kyoto. Thời điểm này, đoàn kịch biểu diễn chỉ có nữ nên họ sắm cả vai nam và nữ. 

 

Ban đầu chỉ có Kabuki nữ

Sau buổi công diễn, bài diễn trở nên cực kỳ nổi tiếng và thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp, đặc biệt là cánh đàn ông. Nguyên nhân đơn giản bởi bài diễn có chút gì đó hài hước hơi tục tĩu, các diễn viên lại có nghề tay trái là gái mại dâm. Từ đây, cái tên Kabuki (liên quan đến gái lầu xanh) ra đời.

Đến năm 1629, do cái nhìn, đánh giá khắt khe của chính quyền, phụ nữ bị diễn Kabuki - làm mất phẩm giá. Tuy nhiên, Kabuki không vì thế mà mất đi, các nam diễn viên trẻ đã thay thế Kabuki nữ và biểu diễn. Các diễn viên nam này thường có khuynh hướng diễn hài quá tục tĩu và bán dâm với khách đồng tính nam. Vì vậy, kịch Kabuki 1 lần nữa bị cấm vào năm 1652.

 Giai đoạn 2 (1653): Kabuki nam

Đến năm 1653, kịch Kabuki được lưu hành trở lại với điều kiện: chỉ nam giới trưởng thành mới được diễn, phải thay đổi "chất" biểu diễn và đương nhiên phải chịu sự quản lý của chính quyền. 

 

Các diễn viên nam theo gia diễn kịch kabuki mà đóng vai nữ được gọi là Onnangata. Các Onnangata này trang điểm đậm và thật đến mức, khán giả đều nghĩ họ là nữ giới. 

 Giai đoạn 3 (1673–1735): Thời Genroku

Đầu giai đoạn này Kabuki rất nổi tiếng, các nhà hát kịch làm ăn cực kỳ phát đạt. Các cấu trúc kịch cũng được cách điệu hóa rất nhiều, hơn nữa vai diễn cũng được phân hóa rõ ràng.

Đến giữa thế kỷ XVIII, Kịch Bunraku xuất hiện và soán ngôi Kabuki. 

 Giai đoạn 4 (thời kỳ sau cuộc Minh Trị Duy Tân)

Cuộc Minh trị duy tân gây ra sự thay đổi không hề nhỏ nên văn hóa Nhật Bản: tầng lớp Samurai biến mất, Nhật Bản lại mở cửa đối với các nước phương Tây. Thời điểm này kịch Kabuki hồi sinh với những nỗ lực cải cách của lớp diễn viên nhằm tạo dựng lại chỗ đứng. 

>> Samurai và câu chuyện về rạch bụng tự sát

Sự kiện đánh dấu sự trở lại thời kỳ đỉnh cao của Kabuki chính là ngày 21/4/1887: họ đã được biểu diễn phục vụ Nhật Hoàng Minh Trị. 
 

 Giai đoạn 5: Kịch Kabuki hiện nay

Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc Thế chiến thứ 2, rất nhiều nhà hát kịch Kabuki đã bị tàn phá. Không những vậy, nhiều tư tưởng mới được truyền đạt cho người Nhật Bản, có xu hướng từ chối quá khứ. Nhận thức được điều này, các tác giả Kabuki đã thay đổi và làm mới để nó phù hợp hơn với hiện tại nhưng vẫn không đánh mất đi chất riêng.

3. Thưởng thức Kabuki là thưởng thức cá tính của diễn viên

Yếu tố làm cho Kabuki trở nên khác biệt với kịch No và các loại hình kịch khác chính là cá tính và phong cách của người diễn viên. Kabuki không hẳn là là diễn theo kịch bản có sẵn và đóng khung, nếu chỉ có vậy thì loại hình này đã không thể nổi tiếng đến tận bây giờ.
 

Cái làm nên hồn cũng như sự thành công của một vở diễn Kabuki chính là cá tính của diễn viên có được bộc lộ hay không. Chính sự chân thật sẽ làm nên điều kỳ diệu!

4. Để thưởng thức một buổi diễn kịch Kabuki bạn cần bỏ ra bao nhiêu?

Một buổi diễn Kabuki có nhiều mức giá khác nhau, phụ thuộc vào chất lượng nhà hát, địa điểm đặt nhà hát cũng như mức độ nổi tiếng của diễn viên. Thông thường, nếu bạn đến xem để biết và không quá khắt khe thì mức giá 3000 yên là bạn đã có thể có 1 tấm vé trong tay rồi. Việc mua vé tương đối đơn giản: đến mua trực tiếp hoặc đặt trên mạng.
 

Các nhà hát kịch Kabuki vẫn đang hoạt động khá nhiều

Lưu ý:

Nếu bạn không quá tự tin vào tiếng Nhật của mình thì ở các nhà hát đa phần đều có trang bị tai nghe với phần dịch tiếng Anh. 

 Một buổi diễn kịch Kabuki có thời lượng rơi vào khoảng 4 - 5 tiếng (có phần giải lao), chính vì vậy bạn nên ăn mặc thoải mái để có thể tự tin ngồi cả một buổi trong nhà hát nhé!
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang