Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Tìm hiểu nghi thức cúi chào Ojigi của người Nhật Bản

21/04/2017
Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình, người Nhật thường hay cúi người xuống. Nghi thức cúi chào tại Nhật Bản là một nét văn hóa lâu đời được gìn giữ và tôn trọng. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu đẩy đủ hơn về nghi thức cúi chào tại Nhật Bản này nhé !
 
>> Văn hóa sống và làm việc của người Nhật Bản
 
Tìm hiểu nghi thức cúi chào ojigi của người nhật

Nghi thức cúi chào là một nét văn hóa đẹp của người Nhật Bản 

Nguồn gốc nghi thức cúi chào tại Nhật Bản 

Nhận Bản là một đất nước rất coi trọng văn hóa, nghi thức và lễ nghĩa, đối với người Nhật việc đánh giá một người đối diện không chỉ dựa vào cách nói chuyện mà còn dựa vào cử chỉ, thái độ mà người đó thể hiện có nhã nhặn, lịch sự hay không. Nhật Bản không giống như người dân các nước phương Tây, khi gặp nhau người Nhật Bản không bắt tay hay ôm hôn mà thay vào đó là cúi chào nhau, đây cũng là một nét văn hóa cúi chào của người Nhật Bản.

Nghi thức cúi chào ở Nhật Bản được gọi là Ojigi. Ojigi bao gồm nhiều mức độ, từ một cái gật đầu khẽ đến tư thế cúi gập người 90 độ. Tư thế cúi chào của Ojigi phụ thuộc vào hoàn cảnh, vị thế của người bạn chào đối với bạn, và phụ thuộc vào bạn là nam hay nữ.
 

Nghi thức cúi chào - Ojigi tại Nhật Bản được dùng khi nào ?

Ojigi không chỉ được dùng khi gặp nhau, mà còn thể hiện sự biết ơn, biết lỗi, nhờ vả… Vì vậy, khi cảm ơn hay xin lỗi người Nhật, bạn cũng phải hành lễ Ojigi. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh 2 người cúi chào khi gặp nhau, Hai bàn tay duỗi thẳng, khép các ngón lại và đặt trước mặt, hai bàn tay không chĩa thẳng về phía người đối diện mà hơi chụm vào nhau, cách nhau khoảng 10-20cm. 

Khi ngẩng dậy cũng làm thật từ tốn hành đồng cúi chào để thể hiện sự cảm kích và sự tôn trọng với người đối diện, đồng thời bạn nói những câu như ohayo gozaimasu” có nghĩa là “Chào buổi sáng” và  “Konnichiwa” (chào buổi chiều), “Arigatou gozaimasu” (cám ơn), “Sumimasen” (xin lỗi), “Onegaishimasu” (làm ơn)..
Tìm hiểu nghi thức cúi chào ojigi của người nhật
Nghi thức cúi chào Ojigi sử dụng cho nhiều hoàn cảnh khác nhau


Tư thế thực hiện nghi thức cúi chào tại Nhật Bản
 
Tư thế chuẩn khi cúi chào là chân, lưng và đầu phải thẳng, hai tay để sát hông sau đó cúi người chào và vẫn phải giữ cho chân, lưng và đầu thẳng.
 

Các thực hiện nghi thức cúi chào - Ojigi đúng chuẩn

Tư thế khi ngồi chào: Khi ngồi chào thì 2 tay để phía trước và đặt trước mặt bàn tay để úp, hướng vào nhau và cách nhau khoảng 20 cm. Khi cúi chào thì cúi xuống và để đầu cách sàn 10 – 15 cm.
 
Những nghi thức cúi chào phổ biến ở Nhật Bản
 
Các kiểu chào ở Nhật cũng được phân chia thành các cấp độ khác nhau trong đó bao gồm:
 
Chào hỏi xã giao: Như đã nói ở trên, người Nhật tuân theo quy tắc chào hỏi trước sau, trên dưới. Khi chào hỏi xã giao thì sẽ cúi người khoảng 15 độ, giữ tư thế chào trong 2 – 3 giây rồi từ từ đứng thẳng dậy. 
 
Chào hỏi trang trọng: kiểu chào hỏi này áp dụng cho các trường hợp bạn gặp những người trên như cấp trên, người lớn tuổi, những người có địa vị xã hội cao trong xã hôi. Khi chào sẽ cúi xuống khoảng 30 độ. 
 
Chào hỏi mang ý nghĩa khác: Khi chào hỏi để cảm ơn, cảm tạ hoặc chào những người bạn cực kỳ kính trọng thì người ta sẽ cúi xuống 45 độ. Đây là kiểu chào mang ý nghĩ trang trọng.

 
 

Nghi thức cúi chào- Ojigi tại Nhật Bản đối với nam và nữ
 
Một số người Nhật sau khi chào xã giao họ sẽ trao đổi danh thiếp cho nhau và không cần bắt tay. Thường nếu gặp nhau nhiều lần trong ngày thì lần đầu mới chào theo kiểu trang trọng còn các lần sau sẽ chỉ khẽ chào.
 
Một số lưu ý khi thưc hiện nghi thức cúi chào - Ojigi tại Nhật Bản
 
- Đối với nữ: hai tay duỗi thẳng, đặt trước  người tạo thành hình chữ V sao cho bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, ngón tay duỗi thẳng và khép lại, rồi từ từ cúi chào.

- Đối với sếp của mình và những người lớn tuổi hơn: nếu bạn cúi càng thấp thì càng thể hiện sự kính trọng. nghĩa là, người bạn chào có cấp bậc hay tuổi tác hơn bạn càng nhiều thì bạn càng phải cúi sâu và giữ ở tư thế đó lâu hơn bình thường. Bạn có thể học hỏi thêm được những kỹ năng làm việc tại công ty tại bài viết này


- Một lễ ojigi đẹp nhất và chuẩn mực là phải làm sao đổ người về phía trước trong khi lưng và đầu gối không được cong lại, sau đó từ từ, lịch sự thẳng người lên.

- Tuy nhiên, không phải cứ nhìn thấy nhau là người ta lại hành lễ Ojigi, thông thường chỉ lần gặp đầu tiên trong ngày, người Nhật sẽ cúi chào theo đúng chuẩn, còn những lần gặp tiếp theo họ sẽ chỉ khẽ gật đầu chào nhau, để khỏi phức tạp, phiền phức và tốn thời gian.

>> Học những điều này bạn sẽ sống và làm việc dễ dàng hơn tại Nhật

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang