Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm gần như bắt buộc ở Việt Nam và ở Nhật cũng có. Tuy nhiên, đâu phải ai cũng hiểu rõ các quyền lợi của bảo hiểm y tế khi tại Nhật. Hôm nay, laodongxuatkhau.vn sẽ giới thiệu với các bạn những lợi ích và một vài điểm về bảo hiểm y tế mà các bạn có thể còn chưa biết.
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM KHÁM CHỮA BỆNH Ở NHẬT
Những đối tượng được tham gia bảo hiểm sức khỏe quốc dân gồm có:
Người có tư cách cư trú trên 3 tháng: người đang đăng ký lưu trú, người có tư cách cư trú công vụ
Người có tư cách cư trú dưới 3 tháng (chưa đăng ký lưu trú) nhưng theo diện đi lưu diễn, thực tập sinh tay nghề, đoàn tụ gia đình hay có công việc đặc định thì tùy theo tính khách quan của hợp đồng mà được chính quyền thành phố, quận, phường cho phép tư cách lưu trú tại Nhật trên 3 tháng.
Những trường hợp không nằm trong đối tượng:
Công dân các nước có hiệp định bảo đảm xã hội bao gồm bảo hiểm y tế với Nhật Bản và có mang giấy chứng nhận do chính phủ nhà nước đó cấp.
Người có tư cách cư trú theo diện công việc đặc định nhưng cư trú nhằm mục đích hưởng những chăm sóctừ bảo hiểm khám chữa bệnh.
Người có tư cách cư trú theo diện cư trú ngắn hạn hay ngoại giao.
Ngoài bảo hiểm y tế tại Nhật người lao động còn phải đóng kèm 1 số loại bảo hiểm khác. Đọc ngay bài viết: 4 loại bảo hiểm của người lao động tại Nhật và cách tính tiền bảo hiểm
Thẻ bảo hiểm y tế tại Nhật
THỦ TỤC THAM GIA BẢO HIỂM SỨC KHOẺ QUỐC DÂN
Thời điểm gia nhập: Khi nhập cảnh, khi chuyển vào nơi khác, lúc sinh con, lúc ngưng không tham gia bảo hiểm xã hội nữa.
Những giấy tờ cần thiết: Thẻ cư trú (trường hợp chưa đăng ký lưu trú thì cần có giấy tờ chứng nhận được cư trú trên 3 tháng)
Đăng ký email tại mục bình luận để nhận được trọn bộ hướng dẫn hồ sơ đăng kí bảo hiểm sức khỏe tại Nhật Bản
NHỮNG ĐÃI NGỘ DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM
Về số tiền nhận được và cách làm thủ tục xin liên hệ chi tiết ở quầy phụ trách tại tòa hành chính thành phố, huyện, xã.
Chi phí y tế mà cá nhân phải chịu: Người tham gia bảo hiểm chỉ chịu 30% chi phí y tế (người chưa đi học chịu 20%, người trên 70 tuổi và dưới 74 tuổi chịu 10%, ( người có thu nhập trên mức qui định chịu 30%). Những chi phí phụ phát sinh khi nhập viện có thể không được tính vào chi phí bảo hiểm chi trả.
Phí y tế cao: Trường hợp 1 người phải trả chi phí y tế cao hơn mức qui định bảo hiểm khi điều trị ở cùng cơ quan y tế trong một tháng thì phần vượt mức qui định đó sẽ được trả lại sau.
Phí chu cấp sinh con và nuôi con: Người tham gia bảo hiểm khi sinh con sẽ được chi trả 1 phần chi phí qua bảo hiểm cho chủ hộ.
Phí tang chế: Khi người tham gia bảo hiểm đã tử vong, một phần chi phí tang chế sẽ được chi cấp cho thân nhân.
Những bệnh tật đặc biệt: Có chế độ hỗ trợ v.v..cho những trường hợp có bệnh tật đặc biệt.
PHÍ BẢO HIỂM
Phí bảo hiểm không qui định một mức chung cho tất cả mọi người mà căn cứ vào thành phần gia đình, mức thu nhập trong năm trước của từng cá nhân hoặc thành phố, huyện, xã cư trú của người đó. Phí bảo hiểm được chi trả nhiều lần trong năm (số lần khác nhau tùy theo thành phố, huyện, xã).
Giấy báo nộp phí sẽ được gửi đến từng người qua đường bưu điện. Xin chi trả ở các quầy phụ trách hoặc ở các ngân hàng hay bưu điện, cửa hàng tiện lợi 24 giờ gần nhất.Bạn cũng có thể chi trả bằng chuyển tiền tự động từ tài khoản ngân hàng hoặc bưu điện của bạn.
Ngoài ra đối với những hộ gia đình có người được bảo hiểm sức khỏe quốc dân đều trên 65 tuổi, chủ hộ có lương hưu trên 15.000 yên/ tháng và tổng cộng chi phí bảo hiểm quốc dân và chi phí bảo hiểm chăm sóc không quá nửa lương hưu, theo nguyên tắc phí bảo hiểm sẽ được khấu trừ từ lương hưu.
Khi bạn bị tai nạn dẫn đến thất nghiệp và không thể chi trả được phí bảo hiểm thì sẽ có thể miễn giảm phí bảo hiểm (chỉ trả 1 phần hoặc được miễn trừ).
Khi bị tai nạn giao thông hoặc bị người khác gây thương tích, về nguyên tắc người gây tai nạn sẽ phải trả những chi phí này, tuy nhiên bạn làm đơn xin thì có thể nhận sự chăm sóc do bảo hiểm sức khỏe quốc dân chi trả. Sau đó tòa hành chính thành phố, huyện, xã có thể yêu cầu người gây tai nạn thanh toán những phí tổn này. Vì vậy bạn cần phải tư vấn trước tại quầy phụ trách của tòa hành chính thành phố, huyện, xã trước khi bạn được người gây tai nạn bồi thường trục tiếp.
Đây là những lưu ý dành cho các thực tập sinh đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản và có giấy xác nhận làm việc của các công ty, xí nghiệp mà lao động đang làm việc.
Mọi thắc về chương trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, xin vui lòng gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn Laodongxuatkhau.vn với số HOTLINE
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.