Làm cách nào để có thể tiết kiệm chi tiêu một cách triệt để mà cuộc sống vẫn đầy đủ ở Nhật Bản - đất nước được biết đến là quốc gia tiêu dùng sạch, các mặt hàng ở đây đều có chất lượng vượt trội kèm theo đó là giá cả trên trời so với thu nhập của lao động Việt Nam?
>> Chí phí sinh hoạt một tháng ở Nhật hết bao nhiêu?
>> Ở Nhật Bản chi phí đi lại hết bao nhiêu?
Tiết kiệm chi tiêu vẫn là bài toán nan giải của không ít người Việt Nam sang xuất khẩu lao động tại đây. Không ít trường hợp người lao động, thực tập sinh vì muốn tiết kiệm tiền gửi về Việt Nam mà ăn uống khổ cực, không dám chi tiêu dẫn đến suy giảm sức khỏe, không đảm bảo cho công việc.
Bữa cơm đạm bạc, không đảm bảo dinh dưỡng của nhiều lao động Việt
Với 3 ghi nhớ sau đây mỗi tháng bạn có thể tiết kiệm tới một nửa số tiền hằng tháng bạn phải bỏ ra:
1. Thời điểm vàng săn hàng giảm giá
Nếu bạn là người tinh tế chắc hẳn qua một vài tháng đầu bạn sẽ có thể nhận ra lộ trình diễn ra mùa sales ở Nhật.
- Tối thứ 5 hằng tuần đa phần các siêu thị ở Nhật đều có hoạt động giảm giá, khuyến mãi. Bạn có thể đặt lịch nhắc nhở mua sắm đồ gia dụng cũng như thực phẩm cần thiết cho cả tuần.
Đa phần siêu thị Nhật giảm giá tối thứ 5 hằng tuần
Tuy nhiên tốt nhất bạn nên tránh những siêu thị quanh vùng Tokyo nhé bởi giá cả những siêu thị này đắt hơn so với những siêu thị ở vùng khác.
- Tháng 1 tháng 2: Tháng để mua đồ đông? Đừng ngạc nhiên, có thể bạn biết tháng 2 là tháng ở Nhật sắp hết lạnh. Vậy tại sao tôi khuyên bạn mua đồ đông? Câu trả lời đó là để tích cho mùa đông năm sau. Vào khoảng thời gian này các cửa hàng bán đồ đông ở Nhật bắt đầu bán đồ xuân đồng thời niêm yết giảm giá các mặt hàng đông. Có thể sẽ không còn bắt kịp xu hướng thời trang nhưng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá đấy.
- Tháng 7 - 8: Hốt ngay đồ hè giảm giá về thôi. Sau một khoảng thời gian dài im ắng, mùa sales đã quay trở lại đầy náo nhiệt. Tháng 8 là thời điểm tuyệt vời để bạn có thể mua sắm đồ hè giảm giá. Mùa hề ở Nhật khá ẩm ướt, nhu cầu sử dụng quần áo của bạn sẽ nhiều hơn hẳn ở Việt Nam đấy. Hãy tận dụng cơ hội này để mua hàng giảm giá đi nào.
- Tháng 12: Đồ đông và hàng gia dụng. Bầu không khí các thành phố trở nên thay đổi hoàn toàn với các dải đèn chiếu sáng rực rỡ và các khúc ca Giáng Sinh vang lên khắp nơi khi cuối năm đến. Tháng 12 là tháng tuyệt nhất để mua quần áo Đông và hàng gia dụng. Không chỉ các mặt hàng thời trang và đồ gia dụng, mà có hàng tá các món hàng khác được giảm giá thời điểm này, và một số cửa hiệu bắt đầu mùa sales cực tốt ngay cả trước Giáng Sinh.
- Các đợt giảm giá khác: Có một vài khoảng thời gian khác trong năm với một vài khu mua sắm có đợt giảm giá bên cạnh các đợt phổ biến nêu trên.
2. Lạc trôi tới những thiên đường "giá siêu rẻ" ở Nhật Bản
- Nếu bạn bận việc không thể chuẩn bị cơm tối, có một cách hay giúp bạn vừa được ăn ngon vừa không mất nhiều tiền: đến siêu thị gần nhà vào sát giờ đóng cửa. Nguyên lý cho hành động này chính là sự hết hạn. Thực phẩm là hàng hóa khó bảo quản nhất, đặc biệt là đồ ăn đã chế biến sẵn, bắt buộc các siêu thị phải giảm giá bán nếu không cũng để bỏ đi. Tuy nhiên bạn nên để ý chỉ có hộp đồ nào dán nhãn vàng mới giảm giá nhé.
- Nếu muốn mua rau củ, tốt nhất bạn không nên mua siêu thị mà hãy mua ở chợ truyền thống của Nhật hoặc của các hộ gia đình. Chất lượng vẫn được đảm bảo mà bạn lại có thể tiết kiệm hàng chục yên
Mua rau ở chợ bạn có thể tiết kiệm vài chục yên so với siêu thị
- Akihabara sẽ là thiên đường dành cho những bạn có nhu cầu mua sắm đồ điện tử. Đây là khu chợ đồ điện tử nổi tiếng của Nhật với hàng trăm cửa hàng bán đồ điện tử vô cùng phong phú. Giá đồ điện tử ở đây rẻ hơn 20 - 30 % giá trên thị trường, ngoài ra còn có hệ thống bán ưu tiên miễn thuế cho người nước ngoài. Akihabara thích hợp cho lao động, du học sinh Việt Nam khi muốn mua đồ điện tử
- Cửa hàng đồng giá 100 yên: 100 yên tương đương với khoảng 20.000 VNĐ. Bạn đang thắc mắc với 20.000 VNĐ thì mẫu được gì ở đất nước này? Ở cửa hàng đồng giá 100 yên mua được nhiều thứ hơn bạn tưởng nhiều đấy. Bạn có thể mua bất cứ thứ gì mà cửa hàng này bán với giá 100 yên mà chất lượng cũng không hề tệ đâu nhé. Một số cửa hàng đồng giá 100 yên bạn cần biết: Lawson store ( chuyên về ẩm thực: rau củ, thịt, bơ, sữa,...), Can đo ( đồ gia dụng, thức ăn, đồ uống,...) Daiso ( đồ gia dụng, mỹ phẩm),...
Bên trong cửa hàng đồng giá ở Nhật - Lawson store
Cửa hàng đồng giá 100 yên - Daiso Nhật Bản
3. Mẹo nhỏ mách bạn
- Có rất nhiều cửa hàng bách hóa ở Nhật thực hiện chính sách miễn thuế cho khách du lịch nếu bạn mua tiêu không quá 5000 yên cho mặt hàng tiêu dùng và ít hơn 10.000 yên cho quần áo, đồ điện tử. Tham khảo website: enjoy.taxfree.jp để biết thêm thông tin chi tiết
- Hầu hết cửa hàng Nhật không cho trả giá vì vậy bạn có thể lưu tâm đến các chợ truyền thống
- Các cửa hàng bách hóa ở Tokyo đa phần đều có khu bán đồ ăn ngon mà lại rẻ
Khu bán đồ ăn sẵn vừa ngon vừa rẻ ở bách hóa Nhật
- Tốt nhất nên tập trung nấu cơm ở phòng trọ, tiết kiệm hơn rất nhiều khi ăn ngoài.
- Bạn cũng nên mang theo tiền mặt bởi vì một số cửa hàng nhỏ ở Nhật không chấp nhận thẻ tín dụng.
Trên đây là một số lưu ý mà người lao động cũng như du học sinh đang ở Nhật cần ghi nhớ để tiết kiệm chi tiêu một cách tối đa mà vẫn đảm bảo cuộc sống đầy đủ.
Chúc bạn thành công! TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.