Giải Đáp Bí Mật Nghệ Thuật Bonsai Phong Cách Nhật Bản
10/04/2018
Có giá trị hàng trăm đến hàng tỷ đồng cho một tác phẩm phải kể đến nghê thuật bonsai hay thú chơi cây cảnh ở Việt Nam. Vì sao chỉ một cây trồng, vật liệu rất dễ kiếm tìm trong đời sống mà lại có giá thành cao đến vậy? Đơn giản, bonsai Nhật Bản là giá trị tinh thần, văn hóa mà khó có thể mua được bằng tiền.
III. Bonsai là gì?
Bonsai là nghệ thuật tạo dáng cây truyển thống có nguồn gốc từ thời Trung Hoa cổ, sau được truyền bá vào Hàn Quốc và Nhật Bản. Bonsai là dùng cây,đá và những vật liệu có sẵn ở thiên nhiên, qua bàn tay con người được chăn sóc, vun đắp tỉ mỉ để tạo nên 1 thiên nhiên thu nhỏ.
Bonsai có nghệ thuật rất công phu, kiên trì bởi có thể qua trải qua nhiều năm thậm chí là hàng chục năm, người chơi mới có thể có được 1 tác phẩm bonsai theo ý mình. Trong một tác phẩm luôn ẩn chứa những tư tưởng, thơ ca nhạc họa để điêu khắc nên nghệ thuật bonsai hoàn mỹ mang nét họa ngây ngất của con người.
Bonsai có giá trị thưởng thức mà còn làm phong phú cuộc sống, nghệ thuật của con người. Các tác phẩm bonsai đều xuất phát từ quan điểm cá nhân, trình độ nghệ thuật và quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm sống của người nghệ sĩ.
Bonsai Nhật Bản được phân chia làm 4 loại theo kích thước của cây trồng đó là bonsai loại lớn, bonsai loại trung (vừa), bonsai loại nhỏ và bonsai cực nhỏ.
III. Kĩ Thuật chăm sóc cây để có cây bonsai đẹp
Tạo sự cân đối cho tác phẩm bonsai
Tạo rễ cây ăn lan
Chắc chắn là những cây có bộ rễ khủng sẽ khiến người xem cảm thấy thích thú. Để tạo được bộ rễ đẹp mắt, bạn hãy để cho dễ bám lan ra xung quanh, đắp đất và tưới nước đầy đủ cho bộ dễ, qua thời gian bộ rễ cây sẽ lớn dần và có hình thù lạ mắt.
Tạo hình thân cây
Cây đẹp phải cân đối từ dưới lên trên nghĩa là gốc càng to càng đẹp. Bên cạnh đó, cây phải có hình dáng đặc trưng riêng như ông thọ, ông lộc,...
Tạo hình cành cây
Bằng nhiều phương pháp để tạo hình cho cây như uốn cành, cắt tỉa bạn sẽ cần phải tao hình sao cho cấu trúc cây hài hòa hoặc tạo hình theo các thế bonsai cố hữu. Thân cây mềm mại và cân đối sẽ tạo cảm giác uyển chuyển đến từng đường nét cho cây.
Trong quá trình lớn dần của cây, có những cành bi sâu đục hoặc mọc quá to thì bạn cần phải mạnh tay loại bỏ bởi sẽ dẫn đến hỏng cây hay phá vỡ cấu trúc hài hòa.
Cách tạo hình bằng dây kẽm
Chỉ cần một sợi dây kẽm hay bất cứ loại dây nào bạn hãy khéo léo thay đổi hướng của thân và những cành cây sao cho hài hòa và theo ý của mình.
Lưu ý mỗi loại cây đều có những khoảng thời gian uốn nắm riêng thì mới tạo hiệu quả cao chẳng hạn như cây rụng lá thì nên tạo hình vào cuối xuân và cuối thu thôi nhé. Khi thực hiện, bạn cần chọn những cành dẻo, khó gãy vì có thể dẫn đến tình trạng trách nhánh đấy.
Sang chậu và thay đất cho cây cảnh
Sau một thời gian trồng cây Bonsai, bạn cần chuyển chậu và thay đất cho nó để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển, nếu không thì cây sẽ có hiện tượng chậm lớn, kém sắc, thậm chí là nhiễm bệnh. Ở Việt Nam thì khoảng thời gian chuyển cây là vào đầu mùa xuân vì thời tiết mùa này không có nóng, không làm mất nước nhiều nên cây dễ dàng phát triển.
Cách sang chậu làm như sau:
- Tạo một bầu đất xung quanh cây sao cho nó tách hẳn với thành chậu, sau đó tưới nhiều nước cho đất mềm ra rồi bạn chỉ cần nghiêng chậu sang một bên là có thể lấy bầu cây ra một cách dễ dàng.
- Mạnh tay cắt bỏ những chiếc rễ lớn và rễ già bằng một chiếc kềm sắc bén để vết cắt được gọn gàng chứ không bị dập nát. Đồng thời bạn cũng có thể tận dụng thời điểm này để cắt tỉa bớt cành, lá dư thừa đang làm hỏng dáng, thế của cây Bonsai.
- Hãy tỉa càng nhiều lá cây càng tốt vì như vậy, tránh làm cho cây thoát nước dẫn đến cây chưa thích nghi và chết.
Cách bón phân cho cây
Để cây sinh trưởng, phát triển tốt, bạn phải bón phân định kỳ cho cây khoảng 1 – 2 tháng một lần với 20 – 30 gr Compomix và 5 – 10 gr phân NPK 20.10.10. Lượng phân bón chính xác phụ thuộc vào độ lớn, nhỏ của cây nhé. Riêng với cây trồng trong chậu thì cứ 3 – 4 tháng một lần, bạn thay đất cho nó bằng cách bỏ đi 1/4 - 1/3 lượng đất cũ và thay bằng hỗn hợp đất mới pha với phân bón lá Đầu Trâu.
Cách phun phân bón lá Đầu Trâu như sau:
Phun định kỳ 7 – 10 ngày một lần, mỗi lần pha 1 – 2 gr Đầu Trâu 501 cùng với 1 lít nước trong thời kỳ cây đang lớn hoặc thời kỳ sau khi tiến hành cắt tỉa.
Phun định kỳ 7 – 10 ngày một lần, mỗi lần pha 1 – 2 gr Đầu Trâu 701 cùng với 1 lít nước trong thời kỳ sau khi chuyển chậu.
Phun dưỡng cây định kỳ 7 – 10 ngày một lần, mỗi lần pha 1 – 2 gr Đầu Trâu 901 cùng với 1 lít nước.
III. Chiêm ngưỡng 1 số tác phẩm Bonsai đẹp ở Việt Nam
“Siêu cây” mâm xôi con gà, trâm vối, gỗ trắc bonsai cổ thụ…là một trong những tác phẩm bonsai nổi tiếng lừng lẫy từ bắc vào nam. Giá trị của những cây này lên tới hàng trăm, thậm chí hàng chục tỉ đồng nhưng chủ nhân không bán.
Siêu bonsai trâm vối của ông Nguyễn Văn Ngọc (Hà Nội) từng gây choáng dư luận và được định giá 12 tỉ đồng.
Cây sanh nổi bật bởi dáng “song long thập toàn” với tuổi đời lên tới hơn 100 năm tuổi, có giá vào khoảng 3 tỷ đồng.
Tác phẩm bonsai đến từ 1 nghệ nhân ở Việt Trì có giá 3 tỷ đồng
Cây sanh 150 năm tuổi của đai gia Phú Thọ - Nguyễn Nam Thành
Cây bưởi dáng cực kiếm - Ngũ Phúc
Một cây bonsai có “thế độc” giống như một tác phẩm nghệ thuật không thể mua được bằng tiền, vì thế mà mỗi cây bonsai luôn có giá không tưởng.
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.