Nếu muốn học giao tiếp hiệu quả thì cách xưng hô trong tiếng Nhật là một phần mà bạn không thể bỏ qua. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây vì nó sẽ có ích cho bạn.
1. Khi nói về người khác
Ngôi thứ nhất
わたし(watashi): tôi
Dùng trong hoàn cảnh thông thường, lịch sự hoặc trang trọng.
わたくし (watakushi): tôi
Lịch sự hơn わたし và được sử dụn trong các buổi lễ hay không khí trang trọng, nó cũng là cách xưng hô khiêm tốn nhất cho nhân xưng thứ nhất.
わたしたち:watashitachi: chúng tôi
われわれ (ware ware): chúng ta.
Bao gồm cả người nghe. わたし たち là “chúng tôi”, không bao gồm người nghe.
あたしatashi: tôi
Cách xưng hô của con gái, mang tính nhẹ nhàng.
ぼくboku: tôi
Cách xưng hô của nam giớii trong các tình huống thân mật, ví dụ trong gia đình”con”, “cháu”, với thầy giáo:”em”, với bạn bè:”tôi”, “tớ”, với bạn gái:”anh”. Đây là dạng thân mật nhưng không hề suồng sã. Tránh dùng trong các tình huống trang trọng hay lễ nghi.
あたし (atashi): tôi
Là cách xưng “tôi” mà phụ nữ hay dùng. Giống わたし nhưng điệu đà hơn.
おれ:ore: tao
Với cách xưng hô từ trong tiếng Nhật xưng hô từ này được sử dụng cho trường hợp thân mật giữa bạn bè, với người thân thiết ít tuổi hơn hay dùng như “tao” là cách xưng hô ngoài đường phố.
Đọc ngay bài viết: 20 câu giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật ấn tượng nhất
Ngôi thứ hai
あなた (anata): bạn
Đây là cách gọi lịch sự người mà bạn không thân thiết lắm hoặc là cách gọi thân mật của vợ với chồng. Số nhiều dạng lịch sự của từ này đó là 貴方がた(あなたがた、anatagata) Quý vị, quý anh chị, đây là dạng hết sức lịch sự hay số nhiều dạng thân mật suồng sã của nó là あなたたち(anatatachi): Các bạn, các người.
しょくん=shokun (Các bạn)
Xưng hô lịch sự với đám người ít tuổi hơn, như vua nói với binh lính, thầy giáo nói với học sinh,...Đây là cách nói khá văn chương, kiểu cách. Dạng lịch sự hơn sẽ là あなた がた
おまえ:omae: Mày
Dùng cho đường phố. まえ là trước mặt, おまえtạo thành danh từ chỉ người đứng trước mặt. Còn gọi chệch là おめえ (omee). Bạn trai có thể gọi bạn gái không lịch sự là おまえ.
てまえ hay てめえ (temae, temee): Mày.
Ở dạng mạnh hơn hơn おまえ. Không nên dùng từ này trừ trong tình huống chửi bới. Đây là cách xưng hô bất lịch sự nhất đối với nhân xưng thứ hai.
きみ:kimi: em
Cách gọi thân ái với người nghe ít tuổi hơn. Bạn trai gọi bạn gái, thầy giáo gọi học sinh, người lớn tuổi hơn gọi đàn em.).
Ngôi thứ ba
かれ (kare): anh ấy.
かのじょう (kanojou): cô ấy.
かられ (karera) họ.
あのひと (ano hito)/ あのかた (ano kata): vị ấy, ngài ấy.
2. Khi nói về thành viên trong gia đình mình
mấy đứa em : gọi tên chúng hoặc tên + kun (với em trai) hoặc chan (với em gái và cả e trai). Ví dụ : maruko, hoặc marakochan.
Con cái: Bố mẹ thường gọi con cái mình bằng cách gọi tên hoặc thêm chan/kun sau tên
Bố: おとうさんotousan/ ちちchichi
Mẹ: おかあさんokaasan/ ははhaha
Bố mẹ: りょうしん ryoushin
Ông: おじいさんojisan/ おじいちゃんojiichan
Bà: おばあさんobaasan/ おばあちゃんobaachan
Cô, dì: おばさんobasan/ おばちゃんobachan
Chú, bác: おじさんojisan/ おじちゃんojichan
Khi dùngちゃんchan mang nghĩa thân mật hơn
omae : mày (anh em gọi nhau, bố gọi các con hoặc vợ)
Xem thêm: Giới thiệu bản thân và gia đình bằng tiếng Nhật cực chất
3. Khi nói vè thành viên trong gia đình người khác
Bố mẹ: りょうしん ryoushin
Con trai: むすこさんmusukosan
Con gái: むすめさんmusumesan
Anh: おにいいさんoniisan
Chị: おねえさんoneesan
Em gái: いもうとさんimoutosan
Em trai: おとうとさんotoutosan
4. Xưng hô trong trường học:
Xưng hô với thầy cô:
- Thầy xưng hô với trò:
+ Ngôi thứ nhất: Sensei/Boku/Watashi
+ Ngôi thứ hai: Tên/Biệt danh + Kun/Chan hoặc Kimi/Omae
- Trò xưng hô với thầy:
+ Ngôi thứ nhất: Watashi/Boku
+ Ngôi thứ hai: Sensei; Tên giáo viên + Sensei; Senseigata (các thầy cô); Kouchou Sensei (hiệu trưởng).
Xưng hô giữa bạn bè với nhau:
- Ngôi thứ nhất: Watashi/Boku/Ore hoặc xưng tên của mình (con gái)
- Ngôi thứ hai: Tên riêng/Biệt danh + Chan/Kun; Kimi (cậu, đằng ấy - dùng khi thân thiết); Omae; Tên+senpai (gọi các anh chị khóa trước/tiền bối)
5. Xưng hô trong cơ quan/công ty:
Ngôi thứ nhất: Watashi/Boku/Ore (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)
Ngôi thứ hai:
- Tên riêng (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)
- Tên + san (dùng với cấp trên hoặc senpai)
- Tên + chức vụ (dùng với cấp trên)
- Chức vụ (VD: Buchou, Shachou...)
- Tên + senpai (dùng với người vào công ty trước/tiền bối)
- Omae (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)
- Kimi (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)
6. Xưng hô xã giao thông thường:
Ngôi thứ nhất: Watashi/Boku/Ore/Atashi (Atashi thường dùng cho con gái, tình huống thân mật và mềm mại hơn Watashi)
Ngôi thứ hai: Tên + San; Tên + Chức vụ; Omae; Temae; Aniki (đại ca, dùng trong băng nhóm hoặc dùng với ý trêu đùa); Aneki (chị cả, dùng như Aniki)
7. Xưng hô giữa người yêu với nhau
Có 3 cách phổ biến mà các cặp đôi có thể dùng để xưng hô với nhau :
Tên gọi + chan/kun : phổ biến ở cặp đôi trong độ tuổi khoảng 20
Gọi bằng nickname (cặp đôi trong độ tuổi khoảng 30, nhưng ít hơn cách trên)
Gọi bằng tên (không kèm theo chan/kun) : phổ biến ở độ tuổi khoảng 40
Gọi bằng tên + san : phổ biến ở độ tuổi 40 nhưng ít hơn cách trên
8. Tổng hợp một số hậu tố đứng sau tên
せんぱい:senpai: dùng cho đàn anh, người đi trước
こうはい:kouhai: dùng cho đàn em, người đi sau
しゃちょう:shachou: giám đốc
ぶちょう:buchou: trưởng phòng
かちょう:kachou: tổ trưởng
おきゃくさま:okyakusama: khách hàng
さん:san: là cách xưng hô phổ biến trong tiếng Nhật, có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Cách nói này thường được sử dụng trong những trường hợp bạn không biết phải xưng hô vớ người đối diện như thế nào
ちゃん:chan: được sử dụng chủ yếu với tên trẻ con, con gái, người yêu, bạn bè 1 cách thân mật. Chan sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi, tuy nhiên trong trường hợp ông Ojiichan, bà Obaachan cách nói này mang ý nghĩa ông bà khi về già không thể tự chăm sóc bản thân nên quay về trạng thái như trẻ em
くん:kun: gọi tên con trai 1 cách thân mật, sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi. Trong lớp học ở Nhật, các học sinh nam thường được gọi theo cách này.
さま:sama: sử dụng với ý nghĩa kính trọng (với khách hàng). Tuy nhiên trong một số trường hợp mang ý nghĩa mỉa mai, khinh bỉ đối với những người có tính trưởng giả học làm sang. Đặc biệt không được dùng “sama” sau tên mình. Cách nói này cực kỳ bất lịch sự
ちゃま:chama: mang ý nghĩa kính trọng, ngưỡng mộ đối với kiến thức, tài năng một người nào đó, dù tuổi tác không bằng
せんせい:sensei: dùng với những người có kiến thức sâu rộng, mình nhận được kiến thức từ người đó (hay dùng với giáo viên, bác sĩ, giáo sư…)
どの:dono: dùng với những người thể hiện thái độ cực kỳ kính trọng. Dùng với ông chủ, cấp trên. Tuy nhiên các nói này hiếm khi sử dụng trong văn phong Nhật Bản
し:shi: từ này có mức độ lịch sự nằm giữa san và sama, thường dùng cho những người có chuyên môn như kỹ sư, luật sư
Cách xưng hô trong tiếng Nhật là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp nên bạn hãy cố gắng trang bị cho mình thật đầy đủ để có thể sử dụng thật hợp lý, tránh gây những hiểu lầm nhỏ nhặt cho đối tượng giao tiếp. Nếu có thắc mắc câu hỏi về cách xưng hô trong tiếng Nhật bạn có thể để laị câu hỏi trong mục bình luận cuối bài viết, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn thành công
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.