Khi tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản một trong những giấy tờ bắt buộc phải có chính là giấy tư cách lưu trú tại Nhật cho những người nước ngoài, đặc biệt là tư cách lưu trú kỹ thuật viên.
Tuy nhiên, nhiều bạn lần đầu sang Nhật làm việc chưa biết tư cách lưu trú là gì? thời gian xin tư cách lưu trú tại Nhật mất bao lâu? Trong bài viết này, cùng laodongxuatkhau.vn tìm ra câu trả lời chính xác nhé.
Tư cách thường được gọi là "Tư cách lưu trú", theo tiếng Nhật là 有資格証明書, theo tiếng Anh gọi là Certificate of Eligibility là xác nhận của Cục Xuất Nhập Cảnh của Nhật về tư cách lưu trú hợp pháp của người nước ngoài tại Nhật.
Giấy lưu trú này bạn bắt buộc phải có nếu như bạn dự định lưu trú tại Nhật trong thời gian trên 90 ngày.
Còn với những trường hợp không cần phải xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là những trường hợp đi Nhật với Visa ngắn hạn (15 ngày, 30 ngày hay nhỏ hơn 90 ngày), với những mục đích như:
– Du lịch (Sightseeing)
– Họp hành (Business Meeting)
– Thăm thân nhân (Visiting a Relative)
Còn trường hợp bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là những trường hợp đi Nhật với Visa dài hạn (trên 90 ngày), thường với những mục đích như:
– Đi học
– Sang Nhật làm việc
– Sang Nhật định cư
Đối tượng :Người nước ngoài có nguyện vọng vào Nhật

- Tư cách lưu trú: Kỹ thuật, thực tập sinh
- 01 ảnh thẻ (4x3) ( Ảnh không có hậu cảnh, không đội mũ, được chụp trong vòng 3 tháng kể trước ngày nộp hồ sơ. Viết tên (giống hộ chiếu) vào mặt sau của ảnh thẻ)
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng – bản gốc.
Đối với cá nhân không tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên cần xuất trình Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn cao nhất, và chứng nhận có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên trong doanh nghiệp. (Giấy chứng nhận đương chức hoặc Giấy chứng nhận thời gian công tác)
- Bảng điểm bậc học chuyên môn trở lên – bản gốc
- Sơ yếu lý lịch
- Tóm tắt quá trình và kinh nghiệm làm việc
- Đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam, có thể nộp bảng lương thay cho biên nhận đóng thuế.
- Bản scan hộ chiếu (Chụp đầy đủ tất cả các trang)
- Bản dịch tiếng Nhật của các giấy tờ nói trên. Không cần dịch tài liệu, văn bằng đã viết bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.
Đối với du học sinh
Thời gian xin tư cách lưu trú của du học sinh từ 2 đến 3 tháng tính từ khi nộp hồ sơ lên cục xuất nhập cảnh. Tùy bào từng trường mà thời gian có sự khác nhau: 6 tháng, 1 năm hoăc 1 năm 3 tháng...
Ví dụ: Du học kì tháng 08/2023 hạn nộp hồ sơ sẽ là cuối tháng 09. Nộp lên cục xuất nhập cảnh vào cuối tháng 09. Thời gian công bố kết quả cuối tháng 09.
Thời gian xin tư cách lưu trú kĩ thuật viên và tu nghiệp sinh
Thời gian xin tư cách lưu trú khoảng từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn làm nộp hồ sơ lên xuất nhập cảnh. Thời hạn của loại visa này khá dài thường từ 6 tháng đến 1 năm. Sau 1 năm sẽ phải xin gia hạn một lần.
Ngoài ra còn các dạng tư cách lưu trú kỹ thuật viên khác. Đa số sẽ được cục xuất nhập cảnh Nhật Bản xét duyệt trong vòng 2 - 3 tháng sau khi nộp hồ sơ.

Tư các lưu trú kỹ thuật viên tại Nhật
Thời gian gia hạn tư cách lưu trú
Các tư cách lưu trú thường có thời hạn nhất định:
- Du học sinh là 1 năm 3 tháng.
- Thực tập sinh thì tư cách lưu trú thường là 6 tháng
- Diện kỹ sư là 1 năm.
Khi hết thời hạn thì các bạn phải gia hạn tư cách lưu trú, đặc biệt là với kỹ thuật viên. Thường thì cục xuất nhập cảnh sẽ xem xét quá trình các bạn sống ở Nhật để tiếp tục gia hạn tư cách lưu trú cho các bạn. Thời gian sẽ mất từ 15 ngày đến 1 tháng.
Trên đây là tất cả các thông tin về giấy tư cách và thời gian xin lưu trú tại Nhật hy vọng bài viết này hữu ích cho các bạn trên con đường chinh phục Nhật Bản.
Các bạn có thắc mắc về tư cách lưu trú có thì comment dưới bài viết nhé hoặc liên hệ tơí số HOTLINE : 0979.171.312 để được giải đáp cụ thể nhất TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.