Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Trà Đạo Nhật Bản: nghệ thuật pha và thưởng thức tạo nên thần thái

09/05/2018

Trà đạo Nhật Bản trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới không chỉ bởi hương vị tuyệt vời mà còn ở nghệ thuật pha trà, cách thưởng thức đầy thi vị. Điều này giúp người thưởng thức cảm nhận được sự bình yên đến lạ thường.

  Trong tiếng Nhật, trà đạo có 2 cách gọi: chanoyu (茶の湯) hoặc chadō (茶道). Trà đạo hiểu một cách đơn giản thì nó chính là nghệ thuật thưởng thức trà của người Nhật. 

Trong trà đạo bao gồm: pha trà, thưởng trà và các nghi thức khi thưởng trà. Theo như tương truyền, ngày trước có 1 vị cao tăng tên Eisai sang Trung Quốc để tham vấn học đạo. Tại đây, ông đã được tiếp xúc với một thứ gọi là trà và quyết tâm mang nó về gieo trồng ở khu vường trong chùa ở Nhật. Ông cũng chính là tác giả của cuốn sách "Khiết Trà Dưỡng Sinh Khí" - nói về thú vui tao nhã - uống trà.


Theo quan niệm của người Nhật, trà đạo giúp cho người ta tu tâm - dưỡng tính - đạt ngưỡng giác ngộ. Những người nắm rõ và thông thạo bọ môn nghệ thuật này được trao danh nghệ nhân. 

Một số thuật ngữ liên quan đến trà đạo:

 

Trà thất (nhà không): đây thực chất là căn phòng nhỏ, được sử dụng riêng cho việc thưởng thức trà đạo. Căn phòng này được xây dựng khá đơn sơ với mái tranh, núp sau khu vườn tĩnh lặng. 

Tokonama: là một góc của căn phòng được sử đụng để trang trí, nơi này thụt vào hơn so với tường nhà. Đây là một trong 4 yếu tố chính tạo nên phòng khách của Nhật Bản. Khu vực này có thể được treo tranh, thư pháp, đặt lẵng hoa, hộp hương trầm.

Chabana: là nghệ thuật, phong cách cắm hoa chỉ dành riêng cho trà đạo. Chabana có nguồn gốc từ nghệ thuật cắm hoa lâu đời của Nhật Ikeban
(XEM CHI TIẾT)

  Để thưởng thức cho đúng cách, cảm nhận đủ sự "nghệ thuật" của trà đạo, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:

 Ấm nấu nước: Tetsubin 
 Bếp nấu nước
 

 Bộ dụng cụ pha trà (mua đầy đủ theo bộ): Bát trà, chổi đánh trà, muỗng múc trà, nồi nấu nước, Futaoki,....
 
 Thư đạo

 Hũ đựng trà

 Bánh ngọt
 

Quy trình chuẩn để thưởng thức nghệ thuật trà đạo Nhật Bản:

Bước 1: chuẩn bị nước nấu trà

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nếu nhiệt độ sai sẽ khiến cho buổi trà đạo của bạn không trọn vẹn. Tuyệt đối không sử dụng nước đang sôi 100 độ C để pha trà. Nước pha trà phải được giữ trong bình thủy tinh hoặc để đun trên bếp với nhiệp đổ nhỏ, giữ nước với nhiệt tầm 80 - 90 độ C.

Bước 2: Pha trà

Ấm pha trà và tách trà được nhúng qua nước sôi để khử trùng. Lấy rẻ lau sạch đã chuẩn bị để lau khô chúng. 
Tiếp đó, tùy thuộc vào từng loại trà mà bạn sử dụng mà định lượng sao cho phù hợp. Thông thường, với loại trà ngon, 1 muỗng trà xanh được sử dụng cho 1 người, cứ thế nhân lên (từ 3 người thì có thể cho hơn 3 thìa 1 chút, tránh trà quá nhạt). 
Pha trà được chia thành 3 lần như sau:

 

 Lần pha thứ nhất: sử dụng nước 60 độ C (nước sôi rót vào 1 bình khác để giảm nhiệt xuống 60 độ) để pha trà. Sau khoảng 2 phút trà đã ngấm, rót trà cho khách. Đây là nước trà đầu tiên nên sẽ có hương vị đậm đà nhất, khiến người thưởng thức cảm nhận vị trà rõ nét nhất.
 Lần pha thứ 2: đổ nước nóng 80 độ C vào ấm trà khoảng 30 - 40 giây. Lưu ý, ở lần này cần lắc nhẹ ấm để trà thấm hơn, sau đó mới rót mời khách. Nếu như bạn là người mới học cách pha tra, hãy sử dụng bình thủy tinh trung gian để có thể hạ nhiệt nước xuống. Còn đối với những người được gọi là nghệ nhân thì họ sẽ có những thủ thuật riêng: rót nước vào ấm trà một cách chậm rãi, rót từ trên cao xuống, ...
 Lần pha trà thứ 3: nước pha trà lần này là 90 độ C, đổ vào ấm trà trong 30 - 40 giây. Nước trà này sẽ tương đối nhạt 
 
Đối với những loại trà ngon và hảo hạng thì số lần pha trà có thể nhiều lên, khoảng 4 - 5 lần. Lưu ý: lượng nước pha trà phải vừa đủ để mỗi lần rót sẽ đủ cho tất cả các vị khách mà không thiếu hay thừa lại trong ấm.


Bước 3: Lưu ý khi rót trà

Tuyệt đối không rót đầy từng tách trà 1 vì nó sẽ khiến cho những tách trà mời khách có độ đậm nhạt khác nhau. Đầu tiên hãy rót khoảng 30ml (nếu chén 70ml) từng cốc theo tứ tự (1,2,3,4 - nếu có 4 chén). Sau đó rót lại theo thứ tự ngược lại (4,3,2,1) khoảng 20ml. Nếu trong bình còn dư, hãy chia đều cho từng chén.

Sau đó dùng 2 tay bưng trà mời khách và đàm đạo. Kèm theo đó, có những món ăn nhẹ như bánh ngọt của khách: mochi, wagashi...

Trà đạo được coi là một trong những nét văn hóa Nhật Bản được khắp nơi trên thế giới đều biết tới hiện nay.

  Do sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được đẩy mạnh nên trà đạo cũng không còn quá xa lạ. Một số nơi còn lập nên các hội quán trà đạo để cùng nhau thưởng trà và đàm đạo. Nếu có hứng thú, bạn có thể ghé thăm:

1. Trà đạo Nhật Bản Tiffany

Địa chỉ: 59 Linh Làng - quận Ba Đình - Hà Nội
SĐT: 024 3760 6123

 

2. Quán Trà Đạo

Địa chỉ:
 43 Trần Hữu Tước, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
SĐT: 088 681 22 86

3. Trà đạo Trường Xuân

Địa chỉ: 13, Ngô Tất Tố, Quận Đống Đa, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
SĐT: 024 3911 0104

4. Quán trà đạo Tsukihime

Địa chỉ: 23 Nguyễn Đình Chiểu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 091 520 25 85

Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi, bạn có thể hiểu hơn về trà đạo Nhật Bản!

 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang