Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Tất cả mệnh giá tiền Nhật hiện hành

15/06/2018

Bạn chuẩn bị sang Nhật làm việc nhưng chưa rõ về các mệnh giá tiền Nhật cũng như cách sử dụng đồng tiền của nước này ra sao. Hiểu được nỗi lo lắng của các bạn, Laodongxuatkhau.vn đưa ra bài viết về tất cả các mệnh giá tiền Nhật.

 
tiền nhật
1. TIỀN KIM LOẠI (TIỀU XU)
 
Nhật Bản cũng giống như Việt Nam trước đây có cả tiền xu và tiền giấy. Tiền xu thường được để dành cho các mệnh giá tiền Nhật thấp, cụ thể:
Đồng 1 Yên

Đồng 5 Yên
Đồng 10 Yên
Đồng 50 Yên
Đồng 100 Yên
Đồng 500 Yên

Trên mỗi đồng tiền xu đều có in mệnh giá, niên hiệu và năm phát hành. Nếu như Việt Nam đã dừng sử dụng tiền xu và thu hồi thì ở Nhật, đây vẫn là đồng tiền được sử dụng rộng rãi.

 
tiền nhật
 
Đặc biệt, nếu bạn mua hàng ở máy bán hàng tự động, chúng chỉ tiếp nhận những đồng tiền xu có mệnh giá 50, 100 và 500 Yên. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt hay xe điện thì tốt nhất nên chuẩn bị kha khá tiền lẻ và tiền xu. Bởi lẽ, những người tài xe này không mang theo nhiều tiền cũng như không đủ thời gian để chờ đợi trả lại tiền thừa cho bạn. Đây được coi là phép lịch sự, nên bạn hết sức lưu ý nhé.

Một đặc điểm nữa đó là tiền xu Nhật Bản có chất lượng tương đối tốt, có những đồng tiền cất giữ 30 năm vẫn còn rất mới, không bị han gỉ.
Để giúp người lao động Việt Nam khi mới sang Nhật có thể nhận dạng mệnh giá các đồng tiền, chúng tôi xin đưa ra một số đặc điểm nổi bật:

 
  Đồng tiền                        Đặc điểm
                tiền nhật   
  Đồng 1 yên                     
* Đường kính ngoài: 20mm
* Trọng lượng: 1g 
* Bề dày: khoảng 1.5mm
* Chất liệu: nhôm
* Là đồng tiền có giá trị rất nhỏ nên thường dùng làm tiền lẻ hoặc tiền trả lại trong siêu thị. Ở Nhật, người ta đi lễ chùa thừng ném tiền 1 yên vào tượng, hòm công đức, hay hồ nước
             tiền nhật               
     Đồng 5 yên                    
* Đường kính ngoài: 22mm
* Đường kính trong: 5mm
* Trọng lượng: 3.75g 
* Bề dày: khoảng 1.5mm
* Chất liệu: đồng thau
*
Do cách phát âm nên đồng xu này được coi là đồng xu may mắn.
* Trong tiếng Nhật được đọc là "goen"  五 円 có ý nghĩa là "kết nối tốt", lỗ tròn ở trung tâm đồng tiền theo người Nhật có ý nghĩa là một cái nhìn thông suốt về tương lai.

 
   tiền nhật       
        Đồng 10 yên            

* Đường kính ngoài: 23.5mm
* Trọng lượng: 4.5g 
* Bề dày: khoảng 1.5mm
* Chất liệu: đồng đỏ
*  Hầu hết đồng 1 yên, 5 yên và 10 yên không có ý nghĩa gì khi đi mua sắm hàng hóa mà chỉ dùng để trả tiền thừa khi mua hàng. Nên khi mua hàng bạn nên cầm theo những xu lẻ để không phải tích trữ nhiều tiền xu nhỏ được trả lại khi mua hàng nhé

 
tiền nhật
Đồng 50 yên 

* Đường kính ngoài: 21mm
* Đường kính trong: 4mm
* Trọng lượng: 4g
* Bề dày: khoảng 1.7mm
* Chất liệu: đồng bạc
* Đồng 50 yên có hình thức gần giống với đồng 5 yên và rất khó bị hoen gỉ

 
 
tiền nhật
                Đồng 100 yên                

* Đường kính: 22.6mm
* Khối lượng: 4.8g
* Bề dày: 1.7mm
* Chất liệu: đồng bạc

 
tiền nhật
                    Đồng 500 yên                  

* Đường kính: 26.5mm
* Khối lượng: 7g
* Bề dày: 1.8mm
* Chất liệu: đồng Niken
* Đây là đồng xu có mệnh giá, kích thước lớn nhất so với các đồng xu kha. Với 500 yên bạn sẽ ya đc rất nhiều thứ trong siêu thị. Ở Nhật có siêu thị 100 yên, trong đó bạn có thể mua được nhiều đồ dùng thiết yếu trong sinh hoạt.

Theo đó, đồng 1 yên là đồng có giá trị thấp nhất. Chuyển đổi qua tiền Việt theo tỷ giá hiện tại, 1 yên ~ 200 VNĐ, 10 yên ~ 2.000 VNĐ.
Xem thêm:
 Cập nhật tỷ giá tiền Yên từng ngày từng giờ
2. TIỀN GIẤY

Tiền giấy ở Nhật có những mệnh giá: 1.000 Yên, 2.000 Yên, 5.000 Yên, 10.000 Yên. Trong đó, ngoài tờ 2.000 Yên hiếm khi gặp ra thì những tờ tiền khác đều được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản và là đồng tiền chính.
Mặt trước của tiền giấy Nhật Bản sẽ in hình một danh nhân, gắn liền với từng thời kỳ phát triển của đất nước này. Mặt sau có thể sẽ in hình một linh vật hay hoặc danh lam thắng cảnh.
Kích thước của các tờ tiền giấy Nhật Bản có sự chênh lệch, mệnh giá càng lớn thì kích cỡ cũng lớn theo. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không quá lớn.

Dưới đây là hình ảnh cũng như một số đặc điểm nhận dạng từng đồng tiền mà bạn cần lưu ý:

 
Đồng 1.000 Yên
 
tiền nhật
 
Mặt trước của tiền là hình ảnh nhà văn Natsume Soseki (1867 ~ 1916)
Mặt sau là hình núi Phú Sĩ (biểu tượng của Nhật Bản) và hoa Sakura

 Đồng 2.000 Yên - tương đối hiếm gặp

tiền nhật

Mặt trước: Hình ảnh cổng thứ 2 của thành Shurei ở Naha, Okinawa.
Mặt sau: Hình ảnh The Bekk Cricket ở chương thứ 38 của cuốn The Table of Genji Scroll và bức chân dung của tác giả câu chuyện đó Murasaki Shikibu.

 Đồng 5.000 Yên

tiền nhật

Mặt trước: Bức chân dung của nhà văn và tiểu thuyết gia thời Minh Trị: Ms Ichiyo Higuchi
Mặt sau: Cánh đồng "Kakitsubata Flowers
 
 Đồng 10.000 Yên

tiền nhật
 
Mặt trước: là hình ảnh nhà tư tưởng đồng thời cũng là người sáng lập trường Đại Học Keio: Mr Yukichi Fukuzawa (Cuối Edo đầu thời Meiji (1935 - 1901)
Mặt sau: Hình chim Phượng Hoàng cách điệu (Công Trung Quốc) ở đền thần Byodoin

Trên đây là một số đặc điểm về cách mệnh giá tiền Nhật mà bạn cần biết khi sang quốc gia này sinh sống và làm việc. Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn có thể thuận lợi "tiêu tiền" Nhật nhé!
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


Từ khóa: tiền nhật
App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang