Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Đau lòng người Việt làm chui xứ Nhật

05/10/2017
 
0.49 giây cho ra 1.670.000 kết quả, là những gì mà google cho chúng ta thấy được số lượng lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Nhật. Đây quả thực là một con số quá đỗi "ấn tượng" - sự ấn tượng chẳng mấy vẻ vang, sự ấn tượng đem đến biết bao câu chuyện tủi nhục phía sau.


Những giấc ngủ chập chờn giữa ca của các lao động bất hợp pháp.
 
“Chứng kiến cảnh những người lao động bất hợp pháp Việt Nam dù bị truy quét, dù phải sống cảnh chui lủi ở xứ người vẫn không tắt niềm hi vọng vào cuộc mưu sinh để cải thiện cuộc sống, chúng ta không thể không thương cảm. Nhưng xét về lý, lao động bất hợp pháp là vi phạm pháp luật"

Thu nhập cao

Nhật Bản không có nhiều thương gia người Việt làm ăn lâu dài. Đa số người Việt đến Nhật là lao động phổ thông, du học sinh và tìm kiếm đồng tiền từ sức lao động chân chính của mình.

Sự chênh lệch giữa thu nhập ở Việt Nam và Nhật Bản khá lớn. Mức thu nhập bình quân mỗi tháng trên 30 triệu VNĐ tại Nhật (những người có tay nghề và chịu khó có thể thu nhập hơn
40 triệu đồng) quá hấp dẫn, giữ chân người lao động.

 

Anh Trung (quê ở Nghệ An), đang làm việc tại Nhật: "Sở dĩ nhiều lao động ở Nhật sau khi hết hợp đồng không chịu trở về là do mức lương bên Nhật quá hậu hĩnh so với ở Việt Nam, bởi thế mà tâm lý những người lao động họ chấp nhận bị phạt, bị bắt bớ hoặc bị rủi ro để ở lại kiếm thêm thu nhập".

Cũng theo anh Trung thì một số người bạn của anh dù đã trở về nước vài năm, nhưng đến nay họ vẫn đang loay hoay chưa tìm được công ăn việc làm ổn định.

Chênh lệch về thu nhập giữa việc làm ở trong nước và tại Nhật là nguyên nhân chính khiến người lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp, dù họ biết hành vi này sai trái và vi phạm pháp luật.

Một số người lao động vì những lý do chủ quan như quên ngày gia hạn visa, có quan hệ lao động không tốt, chuyển đổi nơi làm việc quá nhiều dẫn đến không thể gia hạn hợp đồng lao động nên đã trở thành bất hợp pháp một cách bất đắc dĩ.


Những “nẻo” đời

Lao động cư trú bất hợp pháp phải chấp nhận nhiều hiểm nguy, không được đảm bảo quyền lợi bình đẳng về an sinh và thành quả lao động. Họ thường xuyên đối diện với những hiểm nguy tiềm ẩn trong chuỗi ngày mưu sinh nơi xứ người vì nguyên nhân do chính mình gây nên.

Để có được những đồng tiền công, người làm việc bất hợp pháp phải chấp nhận cả những mất mát về tình cảm gia đình - cấu nối giúp họ có thêm nghị lực làm việc.

Chị Thu Hoài, quê Thanh Hóa, kể rằng chị và anh Duy đã yêu nhau được 4 năm nên có ý định đi Nhật cùng nhau. Chị sang Nhật được 1 năm rồi còn anh Duy hết hạn hợp đồng được 5 tháng hiện tại đang cư trú bất hợp pháp ở Nhật. Tại Việt Nam, gia đình anh Duy đã mang cau trầu xin cưới tới nhà chị Hoài. Hai người dự tính dọn về ở chung một nhà và ra mắt bạn bè bằng một đám cưới nhỏ nơi đất khách quê người.

“Thiếp mời đã phát, nhà hàng đã đặt. Nhưng không may mắn, trước ngày lễ quan trọng của cuộc đời thì anh Duy bị nhân viên xuất nhập cảnh ập vào bắt khi đang làm việc bất hợp pháp”.

Chị Hoài vừa phải thông báo với bạn bè hủy lễ, vừa phải làm giấy tờ lên trại giam để làm thủ tục bảo lãnh chồng chưa cưới về nước. Chị tâm sự thật lòng, hai người khi chưa cưới xin, chưa đăng ký, không có ràng buộc, xa nhau như thế này thì không biết có giữ được mình không.

“Về nước cùng anh Duy thì chưa muốn, vì tôi đang còn hợp đồng 2 năm nữa, cũng phải lo tích góp cho tương lai” - chị Hoài tâm sự.

Câu chuyện của chị Hoài chỉ là một “lát cắt” nhỏ về cuộc sống của những lao động Việt nam cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản hiện nay.

 
Tích lũy nhiều tiền?

Sang Nhật mấy năm đầu, ai cũng say mê làm thêm, thậm chí làm đêm để có được nhiều thu nhập gửi về cho gia đình. Nhưng cũng có nhiều người làm việc bất hợp pháp nhiều năm tại Nhật thì việc gửi tiền về gia đình càng ngày càng giảm, thậm chí cả năm không gửi tiền về.

Chúng tôi đã gặp một số người bạn đang làm việc bất hợp pháp tại Nagashaki, khu vực tập trung nhiều nhà máy đóng tàu, chợ đầu mối nông sản của Nhật Bản. Thu nhập của anh em cao. Nhưng nhiều người nướng hết vào vào lô đề, cờ bạc.

Có người qua bên này khi còn trẻ, lúc hợp đồng hết hạn mới chỉ có 26, 27 tuổi, chưa vợ con, chưa phải lo nghĩ, nên kiếm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu.

Anh Hùng Anh nói: “Bên này như một xã hội Việt Nam thu nhỏ thôi anh, ở nhà có gì bên này có cái nấy, miễn là anh có tiền”.

Anh cho tôi xem một đoạn video đang được đăng tải trên mạng về 1 người lao động Việt Nam vừa bị cảnh sát Nhật truy nã. Bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của một chị chủ quán ăn người Việt ở Tokyo “có những người ở càng lâu càng không tiền”.

Ai đó đã nói rằng: “Cuộc đời tựa như một viên đá. Chính bạn là người quyết định để viên đá ấy bám rong rêu hay trở thành viên ngọc sáng”. Rất nhiều người trong chúng ta thường có lúc phân vân phải đưa ra quyết định cho một sự lựa chọn nào đó. Đôi khi những quyết định sai tưởng chừng vô hại, lại gây ra những hậu quả lớn. Hãy cân nhắc kĩ với sự lựa chọn của mình.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang