Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Kendo là gì? Danh sách các câu lạc bộ Kendo ở Việt Nam

09/05/2022
Kendo là gì? Tại sao người ta lại muốn học Kendo? Ở Việt Nam có những câu lạc bộ Kendo nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời đầy đủ ở bài viết dưới đây của Laodongxuatkhau.vn.
KENDO LÀ GÌ?

Kendo (剣道 (劍道)) hay còn được biết đến với tên gọi Kiếm đạo. Trong đó Ken có nghĩa là kiếm, do tức là đạo. Ghép lại ta có thể hiểu đơn giản, Kendo là một bộ môn võ thuật sử dụng kiếm của Nhật Bản. Ngay từ đầu, bộ môn này ra đời để phục vụ cho việc rèn luyện nhân cách con người thông qua đường kiếm. Điểm đặc biệt của Kendo chính là việc kết hợp giữa yếu tố võ thuật và yếu tố thể thao, tùy vào sở thích từng người mà yếu tố nào được chú trọng hơn.

Năm 1970, Liên đoàn Kendo thế giới được thành lập (FIK). Giải Kendo thế giới được tổ chức tổ chức 3 năm một lần, với sự tham gia của các đại diện đến từ 41 quốc gia trên toàn thế giới. 

Để tham gia luyện tập bộ môn võ thuật này, các võ sinh cần chuẩn bị đầy đủ:

 Bộ võ phục và áo giáp bảo vệ: để bảo vệ các bộ phận chính

 Shinai: 1 hoặc đôi khi có thể là 2 thanh kiếm tre (được ghép lại từ 4 thanh tre, cố định ở phần chuôi bằng vải da)

 Men: Men làm từ da và bìa cứng được sử dụng để bảo vệ đỉnh đầu. Ngoài ra còn có phần lưới để bảo vệ mặt.

 

 Tare

 Kote

Bạn có thắc mắc tại sao trong lúc luyện tập lại sử dụng Shinai thay vì sử dụng kiếm Katana hay không? Vì thực tế, sức sát thương của Katana khá lớn, có thể gây chấn thương, bầm tím nên trong lúc luyện tập cần tránh tối đa việc trấn thương. 

Có một điều khá hài hước khi người ta còn biết  đến Kendo là môn võ khá ồn ào. Các Kendoka (người luyện võ Kendo) thường xuyên sử dụng những tiếng hét (気合い/ きあい kiai?
), vừa củng cố tinh thần thi đấu, vừa để đe dọa đối phương. Ngoài ra, các Kendoka còn sử dụng động tác dậm chân để tăng lực đánh (chân trần).

>> Nhu đạo - Judo: Môn võ ứng dụng đúng chuẩn lấy nhu thắng cương

MỘT SỐ BÀI TẬP TRONG KENDO
Kiri-kaeshi (切-返し/ きり-かえし):

Đây là động tác chém liên tục về phía bên trái và bên phải của Men bằng 4 bước tiến và 5 bước lùi. Bài tập này giúp Kendoka giữ vững được trọng tâm, khoảng cách và các kỹ thuật. Không những vậy, Kiri - Kaeshi còn giúp người tập nâng cao tinh thần và thể lực.

 Waza-geiko (技-稽古/ わざ-げいこ):

Kỹ thuật để rèn luyện, chuẩn hóa các động tác Kendo cho các Kendoka

 
 Kakari-geiko (掛-稽古/ かかり-げいこ):

Động tác này yêu cầu người luyện tập phải có phản xạ tốt, có khả năng đánh nhanh, liên tục và mạnh mẽ về phía đối phương trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này giúp Kendoka rèn luyện sự tỉnh táo và sẵn sàng trong mọi đòn đánh, đồng thời cũng để nâng cao tinh thần và thể lực giống với Kiri - Kaeshi.

 Ji-geiko (地-稽古/ じ-げい): Động tác này nêu cao lối đánh tự do, sự vận dụng linh hoạt những gì được học
 Gokaku-geiko (互角-稽古/ ごかく-げいこ): Động tác được áp dụng với trường hợp 2 kendoka có cùng đẳng cấp.
 Hikitate-geiko (引立-稽古/ ひきたて-げいこ): Trái ngược với Gokaku - geiko, Hikitate-geiko dùng cho người cấp thấp dưới sự hướng dẫn của kendoka cấp cao hơn
 Shiai-geiko (試合-稽古/ しあい-げいこ): Thi đấu chính thức có sự đánh giá của trọng tài với chuyên môn.
TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI TẬP KENDO?
Kendo có ưu điểm gì mà lại khiến nhiều người yêu thích và có mong muốn tham gia học bộ môn võ thuật này đến vậy? Không chỉ ở Nhật Bản mà Kendo còn lan rộng ra toàn thế giới? Không phải tự nhiên mà Kendo lại trở nên phổ biến:
 
 Rèn luyện thể lực, học cách bảo vệ bản thân: Một trong những lợi ích lớn nhất của việc luyện tập võ thuật dù cho bộ môn nào cũng vậy chính là việc luyện tập thể lực, nâng cao sức khỏe cũng như khả năng tự vệ, bảo vệ bản thân hay thậm chí là người xung quanh khỏi những kẻ xấu.
 Học cách biết ơn: Kết thúc mỗi buổi tập Kendo, các Kendoka đều phải chào và cảm ơn bằng tiếng Nhật để tỏ lòng biết ơn với sư tổ cũng như giáo viên và đồng môn.
 Tập trung sự chú ý: Khi luyện tập Kendo người học cần phải biết cách tập trung, không được phân tâm. Bởi lẽ chỉ cần đặt 1 chút chú ý đến việc khác sẽ khiến bạn phải nhận ngay 1 đòn đau điếng. 
 

 Cách tư duy: Kendo cũng được phân chia ra 10 đẳng nhưng các đẳng lại không được phân chia qua màu đai. Trong khi lên sàn thì trang phục giống nhau, đeo mặt nạ sắt, lại được bốc ngẫu nhiên lên giao chiến. Vậy chỉ còn cách dựa vào tốc độ ra đòn để đoán biết được đẳng của đối thủ. Từ đó mới có cách để trấn áp đối phương hay ít nhất là không để bản thân bị thương.
 Sự kiên nhẫn: Bạn có tưởng tượng ra việc mỗi ngày cầm kiến Shinai chém tới hàng ngàn lần hay không? Đối với Kendoka thì đó là việc diễn ra hằng ngày nếu thực sự muốn theo đổi bộ môn này.
 Xả Stress (căng thẳng): Nếu đang mệt mỏi, áp lực hãy đến với sân tập Kendo - nơi bạn có thể thỏa thích hét lên mà không sợ ai nhòm ngó.
MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ KENDO TẠI VIỆT NAM
Với rất nhiều lợi ích mà Kendo mang lại, nên bộ môn này hiện tại tương đối phát triển và phổ biến ở Việt Nam. Hãy điểm qua một số câu lạc bộ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhé:

1. Hà Nội Kendo Club

 Địa chỉ: Phòng thể chất trường Amsterdam - Số 1 Hoàng Minh Giám -Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội.
 Giờ mở cửa: từ 19h30

 

2. Hà Nội Thăng Long Kendo Club

 Địa chỉ: Ngõ 140 Giảng Võ - giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
 Giờ mở cửa: 19h30
 Số điện thoại: 0947 792 892

3. Hà Nội Center Club

 Địa chỉ: Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội
 Giờ mở cửa: 18h
 Số điện thoại: 0125 441 6868

4. Hà Nội Seikenkai Kendo Club

 Địa chỉ: Ngõ 40 Tạ Quang Bửu - Bách Khoa - Hai Bà Trưng - Hà Nội
 Giờ mở cửa: 14h

5. HCMC Kenyukai

 Địa chỉ: 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 7 - Quận 3 - Hồ Chí Minh
 Giờ mở cửa: 20h
 Số điện thoại: 0907 299 478

6. Saigon Kendo Club

 

 Địa chỉ: 215C Lý Thường Kiệt - Phường 15 - Quận 11 - Hồ Chí Minh
 Giờ mở cửa: 19h30
 Số điện thoại: 0979 733 222

 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang