Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Chùa Sensoji- Nét đẹp văn hóa của sự giao thoa trong kiến trúc của Nhật Bản

17/05/2018
Giống như các nước phương Đông, tín ngưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Nhật. Tại ngôi chùa Sensoji- nơi đây được coi là mảnh đất phù sa màu mỡ của đạo phật trên đất nước Nhật Bản. Không chỉ mang ý nghĩa về tâm linh, chùa Sensoji còn được ví như một trung tâm thu nhỏ pha lẫn giữ cổ kính và hiện đại hiện mình trong nhịp sống hối hả của thổ đô Tokyo.

1. Lịch sử ra đời của chùa Sensoji

Chùa Asakusa Kannon hay còn gọi là chùa Sensoji là một ngôi chùa cổ nằm ở Asakusa, Taito, Tokyo, Nhật Bản. Đây được coi là ngôi chùa cổ bậc nhất trên xứ sở mặt trời mọc này.

Câu chuyện bắt đầu từ việc 2 anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari trong khi đánh cá ở sông Sumida đã vớt được một pho tượng. Ban đầu họ chỉ nghĩ đó là một vật bình thường vô tình vướng vào lưới, nhưng sau nhiều lần thả đi, 2 anh em nhà Hinokuma vẫn chỉ thấy trong lưới của mình là pho tượng đó mà không có thứ gì khác. Biết là có điềm, họ đã vội mang pho tượng tới nhà trưởng làng để thưa chuyện.

Vị trưởng làng lúc đó nhận ra đây là một bức tượng linh thiêng nên đã quyết định thờ cúng thánh vật này. Ông thậm chí còn xuất gia và sửa đổi căn nhà của mình thành chốn liêng thiêng, giúp mọi người có nơi đến để thờ cúng.

Năm 645, trong một chuyến hành hương, nhà sư Shokai Shonin đã quyết định xây nơi đây thành một khu thánh đường để thờ cúng. Chùa Sensoji ra đời từ đó và trở thành nơi thờ phụng Bồ Tát Quan Âm, giúp người dân tìm được điểm tựa trong đời sống tâm linh của mình.


Xem thêm: 

Núi Phú Sĩ - ngọn núi linh thiêng nhất Nhật Bản


2. Sự pha trộn giữa cổ truyền và hiện đại trong cấu trúc của chùa

Chùa  Sensoji được biết đến như một biểu tượng của sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, vừa mang dáng dấp của cả một thời đại phát triển mà vẫn giữ trong nó những vẻ đẹp của một thời cổ xưa.

Giống như cấu trúc của một ngôi chùa, nơi đây được bao bọc bởi những ngôi đình, đền với mái vòm vòng cung nhọn hoắt. Nhìn từ trên cao, chùa Sensoji như một hình chữ U phóng lớn, có lối cổng dẫn vào, có những ngôi đền nhiều tầng như một điểm nhấn của phật giáo và các lư hương tỏa khói nghi ngút khi bước vào mỗi điện.

Trong quan niệm của người phương Đông, những nơi đền đài miếu trúc như vậy thường cách xa phố thị đông đúc, ồn ào. Song, chỉ khi tới Sensoji- ngôi chùa được thiết kế ngay trong lòng của một thành phố hiện đại, du khách mới thực sự thỏa lòng vì bắt gặp một sự pha trộn đầy dụng ý nhưng vô cùng tinh tế của người Nhật.

Những ngôi nhà cao tầng nằm ở 2 bên chùa như một minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng của đất nước này. Và giữa không gian xô bồ của cuộc sống người ta vẫn thấy người Nhật trân trọng những giá trị truyền thống, nhất là tín ngưỡng.

Người nhật còn khéo bài trí tới mức, khi bước vào chùa Sensoji du khách không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi đền vẫn giữ nguyên những giá trị cổ xưa với những nét chạm khắc tinh tế, mà còn thấy được nét văn hóa của người Nhật trên con đường mua sắm nằm ở lối dẫn vào đền. những trang phục cùng các sản phẩm truyền thống được bày bán một cách có chọn lọc. Chùa Sensoji vì thế còn được biết đến như một trung tâm thương mại phát triển bậc nhất thế kỷ XX của Nhật Bản.

Xem thêm:

Núi Takao - Cẩm nang du lịch nghỉ dưỡng ngọn núi nổi tiếng Nhật Bản


3. Cùng tham quan khuôn viên của chùa Sensoji

Cấu trúc của chùa Sensoji gồm 4 phần: cổng chào bên ngoài – Kaminarimon, đường dẫn vào chùa – Nakamise-dori (đồng thời cũng là khu vực mua sắm chính), cổng chào bên trong – Hozomon, một tòa tháp 5 tầng bên trái và khu chính điện. ở chính giữa của mỗi công trình luôn có một chiếc đèn lồng màu đỏ khổng lồ in tên địa danh đó.

Kaminarimon- cổng chào bên ngoài

Theo tiếng Nhật, ‘kaminari’ có nghĩa là sấm sét, ‘mon’ có nghĩa là cổng. Vậy nên Kaminari-mon có thể gọi theo tiếng Việt là Cổng Sấm. cách gọi đó cũng là sự gợi mở cho vị thần linh thiên trú ngụ tại đấy: Thần Sấm và Thần Gió. Nhắc tới Kaminarimon là người ta nhớ ngay tới chùa Sensoji bởi nó được coi như biểu tượng của ngôi chùa này.

Ngay khi bước vào chính giữa cổng, du khách thấy ngay một chiếc lồng đèn đỏ khổng lồ có khắc chữ Cổng Sấm bằng mực đen, phía dưới khắc tên của tập đoàn đã giúp chùa Sensoji xây dựng lại chiếc cổng này.


Nakamise-dori- đường dẫn vào chùa

Con phố Nakamise xuất hiện thẳng tắp sau khi đi qua Cổng Sấm. Đứng từ đầu phố đã có thể trông thấy rõ cổng Hozomon ở phía cuối phố. Phố Nakamise tấp nập với hàng quán ở hai bên, chủ yếu là bán đồ lưu niệm, quạt giấy và bánh kẹo mang đậm nét văn hóa Nhật Bản.

Cổng Hozomon - cổng chào bên trong

Đây là công trình được xem là vững vàng hơn cả. Nó tồn tại trong vòng 250 năm trước khi tiếp tục bị thiêu rụi trong chiến tranh thế giới thứ 2

Chính giữa cổng Hozomon là một chiếc lồng đèn được ghi chữ: Kobunacho, có nghĩa là Làng Thuyền Nhỏ. Phía dưới lồng đèn cũng được chạm khắc hình rồng như lồng đèn ở Cổng Sấm

Mặt sau cổng Hozomon có treo chiếc giày rơm của người Nhật ngày xưa, gọi là Waraji. Chiếc giày nặng 500kg này được kết từ 2,500kg rơm do tỉnh Yamagata tặng cho chùa từ năm 1941. Chiếc giày hiện đang treo là chiếc thứ 7 tỉnh này tặng cho chùa (vì qua thời gian giày bị hư hỏng hay đen đi thì phải thay).


Chùa tháp 5 tầng

Được xây dựng bởi tướng quân Taira no Kinmasa năm 942. Đây là một biểu tượng linh thiêng của Phât giáo. Với chiều cao khoảng 10-15m, trên cùng là chiêc tháp vòng giống như cột trụ trời, chùa tháp 5 tầng giống như sự yểm trợ cho khu chính điện.

Khu chính điện

Nằm ở vị trí chính giữa của ngôi chùa, khu chính điện mang phong thái ung dung và oai phong hơn cả. Bên trong điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát linh thiêng hay còn gọi là Quan Âm Đường cùng nhiều vị thần cai quản khác.

Dọc 2 bên khu chính điện là dãy nhà hai bên. Có nhiều công trình nhỏ hơn ở đây như nơi một lư hương lớn được đặt ngay trước chính điện để mọi người thắp nhang cầu nguyện (chứ không đem nhang vào bên trong), nơi rửa sạch tay trước khi vào điện và đặc biệt là nơi xin xăm, bùa hộ thân. Người Nhật không tin vào bói toán cũng không tồn tại những mê tín dị đoan nặng nề như các nước Châu Á nhưng không gian xin quẻ như thế này lại giúp họ có thêm nhiều động lực trong cuộc sống dù “ Đại Cát” hay “ Đại nguy”.

Chùa Sensoji là một biểu tượng của sự phục sinh đầy oai hùng. Bởi lẽ nơi đây từng chụi hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Những kiến trúc của chùa hiện tại đã được sửa chữa rất nhiều. Nhưng bàn người Nhật tài hoa ở chỗ, dù có xây mới nhưng vẫn khiến chúng trở nên có hồn, giữ được tinh hoa của cả một thời đại.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang