Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Bảng chữ cái tiếng Nhật và bí quyết học thuộc chỉ sau 3 ngày

24/01/2018

Bảng chữ cái là khởi đầu cực kỳ quan trọng dù cho bạn đang học bất kỳ thứ tiếng gì. Trong khi đó, có tới 3 bảng chữ cái tiếng Nhật, quả thực khó khăn cho các bạn đang theo học ngôn ngữ của quốc gia này. Hôm nay Laodongxuatkhau.vn sẽ hướng dẫn bạn cách học thuộc chúng chỉ trong 3 ngày cực kỳ đơn giản.

 
 
 
1. 3 Bảng chữ cái tiếng Nhật khiến bạn đau đầu

Có tất cả 3 bảng chữ cái tiếng Nhật:

 Chữ mềm: Hiragana

 Chữ cứng: Katakana
 Chữ hán: Kanji

Bảng chữ cái tiếng Nhật được sử dụng 1 cách cực kỳ linh hoạt, tức là trong 1 câu nói bình thường cũng có thể áp dụng cả 3 bảng chữ cái nói trên. 
Trên cơ bản, bảng chữ Hiragana và Katakana là những ký tự ngữ âm thuần túy mang chức năng ký hiệu cách đọc, và chúng có 1 cách đọc duy nhất (có phần giống với bảng chữ cái tiếng Việt). Trong khi đó, bảng Kanji có nguồn gốc từ chữ Hán - Trung Quốc, tùy vào ngữ cảnh mà có 2 cách đọc: âm Hán, âm Nhật.


>> Những phần mềm học tiếng Nhật tốt nhất hiện nay
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
 
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana cơ bản

Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana cơ bản có 47 chữ, được chia theo 5 hàng: a, i, u, e, o. Đây được xem là bảng chữ cái quyết định xem bạn có học được tiếng Nhật hay không. 

Để học thuộc được bảng Hiragana , không phải cứ chăm chỉ là được mà bạn cần áp dụng phương pháp học tập đúng đắn thì mới có hiệu quả tốt.


 
Một số biến thể của bảng Hiragana 

Chữ Hiragana được dùng làm chức năng ngữ pháp, có nghĩa là Hiragana được sử dụng để biểu thị mối quan hệ, chức năng trong câu của các chữ Hán. Ví dụ, chữ Hán “thực” (食), thêm Hiragana vào, ta sẽ có 食べる nghĩa là “ăn”, 食べている là “đang ăn”, 食べたい là “muốn ăn”, 食べた là “Đã ăn”, 食べて là “ăn đi!”, 食べない là “không ăn”,…

Vì lí do đó, tất cả các trợ từ trong tiếng Nhật đều là hiragana. Tất cả các từ chữ Hán đều có thể được viết dưới dạng Hiragana, nên chỉ dùng Hiragana không vẫn đủ để viết tiếng Nhật. Tuy nhiên như vậy sẽ gây khó khăn khi đọc hiểu. Kanji được dùng để đảm bảo sự rõ ràng và trực tiếp của ý nghĩa, nếu toàn dùng Hiragana mà không có chữ Kanji thì sẽ rất khó hiểu ý nghĩa của câu.


>> Top 10 cuốn sách tiếng Nhật hữu ích nhất cho người học
 Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
 

 
 Katakana là bảng chữ cái tiếng Nhật thứ 2 mà bạn phải học sau khi hoàn thành bảng Hiragana. Do cách đọc của 2 bảng này là tương tự nhau nên việc bạn cần làm đó là: nhớ mặt chữ. 

 Đặc điểm nhận dạng của Katakana đó là các chữ trong bảng này được tạo ra từ nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc. Trong tiếng Nhật hiện đại, katakana thường được dùng để phiên âm những từ có nguồn gốc từ nước ngoài (gọi là gairaigo).

Ví dụ, “television” (Tivi) được viết thành “テレビ” (terebi).


 Tương tự, katakana cũng thường được dùng để viết tên các quốc gia, tên người hay địa điểm của nước ngoài.

Ví dụ, tên “Việt Nam” được viết thành “ベトナム” (Betonamu).


 Những từ ngữ trong khoa học – kỹ thuật, như tên loài động vật, thực vật, tên sản vật, hoặc tên của các công ty cũng thường được viết bằng katakana. Ngoài ra katakana còn được dùng để nhấn mạnh, đặc biệt đối với các ký hiệu, quảng cáo, áp phích.

Ví dụ, chúng ta có thể sẽ nhìn thấy chữ “ココ” – koko – (“ở đây”) hay ゴミ gomi (“rác”).


 Những từ muốn nhấn mạnh trong câu đôi khi cũng được viết bằng katakana.
 Bảng chữ cái Kanji

Kanji nghĩa là Hán tự, được người Trung Quốc phát minh ra và người Nhật tiếp nhận vào giữa thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Kanji là chữ tượng hình điều này có nghĩa là tất cả ký tự đều có 1 nghĩa chứ không phải chỉ là 1 âm đơn thuần ( như trường hợp của chữ mềm” hiragana”và chữ cứng “katakana”). 


2. Làm cách nào để học bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh và hiệu quả?
 

 Cách 1: Sử dụng Flash Card
Sử dụng tấm bìa cứng, cắt ra thành từng ô vuông nhỏ và ghi chữ cái lên từng tấm bìa. Mặt trước ghi chữ cái, mặt sau ghi cách đọc. Trộn tất cả các tấm bìa lại với nhau và học lần lượt. Nếu chữ nào khó và hay vấp, bạn để riêng sang 1 bên và học lại.

 

 Cách 2: In chữ cái ra giấy và học viết đè lên. Trong quá trình viết thì đọc to cách phát âm và nghĩa của từng từ. Cách này vừa giúp bạn nhớ mặt chữ, nghĩa cũng như cách viết. Tuy nhiên thời gian và công sức chuẩn bị dụng cụ cũng khá lâu và tốn.

Cách 3: Viết thật nhiều và liên tục
Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30-45 phút để viết 20% lượng chữ trong một bảng chữ cái tiếng Nhật. Hãy nhớ rằng viết trên giấy có kẻ ô là tốt nhất để tập viết các nét chuẩn ngay từ đầu. Vừa viết bạn vừa đọc nhẩm hoặc đọc to để luyện phát âm và nhớ lâu.


 Cách 4: Học cùng bạn bè. 
Thật tuyệt nếu như bạn tìm được những người bạn cùng chí hướng, có niềm đam mê với tiếng Nhật. Việc học nhóm sẽ giúp bạn có động lực hơn, vui vẻ hơn trong quá trình "nhồi" bảng chữ cái tiếng Nhật vào đầu.

Trên đây là một số lưu ý về các bảng chữ cái tiếng Nhật mà Laodongxuatkhau.vn thu thập được. Mong rằng bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


  • bình

    08:35 26/01/2018

    quá mệt mỏi khi phải học bảng chữ cái tiếng nhật, đau đầu kinh khủng
    có thể do mình đã quá già rồi
App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang