Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

10 Lí do khiến Tết Nhật Bản của người Nhật đặc biệt đến vậy

29/12/2017
Khác với các quốc gia châu Á, Nhật Bản lựa chọn tết dương lịch là tết chính thức của người Nhật. Tết của người Nhật được xem là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm với nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian trên khắp đất nước của Xứ Phù Tang. Cùng Chúng tôi khám phá những điều đặc biệt này nhé!

1. Vậy lễ hội Oshougatsu là gì ?

Tháng Giêng tại Nhật Bản được gọi là “Oshougatsu” có nghĩa là “Chính Nguyệt”. Tết cổ truyền trong tiếng Nhật gọi là “Oshougatsu” bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama, vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt. Ngày xưa khi Nhật Bản còn đón tết âm lịch như các nước khu vực châu á khác, Oshougatsu được dùng để gọi cho lễ chào đón năm mới. Tuy nhiên sau này Nhật bản chuyển sang đón tết dương tức là ngày đầu tiên của tháng riêng dương lịch
 

Tết Oshougatsu diễn ra từ ngày 1 đến 3-1. Người dân Nhật Bản chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8/12 đến 12/12. Vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa đón năm mới. Ngày 1/1 là một ngày quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Người ta quan niệm rằng, xem mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp. Tết Nhật Bản có những điểm tương đồng với các nước phương Đông, tuy nhiên cũng có nét đặc sắc về phong tục tập quán khác biệt với nhiều nghi thức đặc biệt và mang phong cách riêng của một đất nước giàu truyền thống.

2. Những phong tục đặc biệt trong ngày tết Nhật Bản
Treo Shimenawa trước cửa nhà

Treo Shimenawa trước cửa là hình ảnh quen thuộc ở Nhật mỗi khi Tết đến bởi quan niệm xua đuổi ma quỷ, đen tối để đón nhiều may mắn và đón các vị thần ghé qua gia đình. Các trang trí Shimenawa với nhiều màu sắc rực rỡ, ấm cúng là biểu tượng cho vẻ đẹp bình yên, những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

 
Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa.

Kadomatsu là nhìn giống chậu cây cảnh, được làm bằng 3 ống tre tương và cành thông được xếp theo số lẻ với ý nghĩa là hạnh phúc đong đầy, không thể chia hết được. Cây thông tượng trưng cho nguồn sức sống mãnh liệt , dồi dào và đem đến may mắn cho gia chủ.

 
 Đặt Wakazari trong bếp.

Với họ khi đặt Wakazari ở bếp thể hiện mong muốn tạ ơn với vị thần lửa và nước, đã đem đến cho họ một cuộc sống ấm no, những bữa cơm gia đình ấm cúng. Không những thế họ còn treo ở mui xe ô tô, xe đạp với hi vọng mang lại sự bình an trong năm.

 
 Làm Kagamimochi

Mâm bánh dày - Mochi cùng một quả quýt Nhật - Mikan bên trên. Đây là nơi các vị thần trú lại khi đến thăm nhà, được đặt ở nơi trang trọng và xinh đẹp nhất của ngôi nhà.

 
Nengajo - Thiệp chúc Tết
 
Thiệp chúc Tết cũng được chuẩn bị xong vào tháng 12. Những tấm bưu thiếp có vẽ hình 12 con giáp hoặc in ảnh gia đình, kèm với lời chúc Tết sẽ được gửi đến nhà người thân và những người đã giúp đỡ mình. Gần đây xu hướng gửi thiệp điện tử qua email hay mạng xã hội tăng lên làm số lượng bưu thiếp giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, một tấm thiệp viết tay bao giờ cũng đem đến cảm giác ấm áp và khiến cho người nhận hân hoan hơn. Những gia đình có tang sẽ không nhận và không gửi tấm Nengajo nào trong vòng 1 năm, trường hợp này được gọi là “Mochu”.
 Thờ cúng tổ tiên và các vị thần

Để tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, các vị thần linh, họ dâng cúng các loại bánh Dầy, bánh Tokonoma lên bàn thời để bày tỏ sự thành kính của mình. Và đặc biệt là khi ăn họ dùng đũa được làm nhọn 2 đầu bởi họ tâm niệm là lúc này các vị thần và mọi người sẽ dùng bữa với nhau.
Ăn mì trường thọ - Toshikoshi Soba


Vào ngày 31/12 là đêm tất niên (Oomisoka), là ngày quan trọng trong truyền thống của người Nhật vì đây là ngày cuối cùng của năm cũ. Sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày, vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ ăn một bữa tối hoành tráng nhất trong năm. Bữa tối này thường diễn ra vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà, mọi người quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, cùng nhau ăn mỳ Toshikoshi-Soba.
 

Đây là phong tục truyền thống dựa trên liên tưởng về việc ăn những sợi mỳ dài có ý nghĩa “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới” – ý nghĩa của từ Toshikoshi. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.
Mùng 1 tết ăn bánh dầy Ozoni

Sáng 1/1, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni và món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa.

Theo phong tục tập quán từ xa xưa của người Nhật, Thì vào mùng 1 vị thần Toshidon sẽ xuất hiện và ban tặng những em bé ngoan, biết vâng lời bố mẹ bánh dầy Ozoni. Và từ đó,  họ thường ăn bánh ozoni vào mùng 1 Tết.
Otoshidama

Đây là tiền lì xì mà người lớn hay cho trẻ nhỏ. Trẻ em rất háo hức với khoản Otoshidama mình sẽ nhận, những gia đình đông con cháu chắc chắn sẽ phải chi một khoản lì xì đáng kể. Nếu tiền lì xì được đựng trong Pochibukuro - phong bao lì xì rất dễ thương với có nhiều hoa văn và hình nhân vật hoạt hình - chắc chắn sẽ làm đám trẻ con thích thú.
 

Chơi những trò chơi dân gian

Đây là hoạt động được nhiều người tham gia và tỏ ra thích thú. Các trò chơi mà người Nhật Bản hay chơi vào dịp năm mới là thả diều Takoage, đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi…



Những trò chơi dân gian thường được chơi vào dịp tết.

Đi chùa đầu năm

Đây là chuyến viếng thăm Thần điện đầu tiên trong một năm để cầu mong sự bình an và hạnh phúc cho năm đó. Có nhiều người khởi hành từ tối hôm 31 và viếng Thần điện vào ngay thời khắc giao thừa, nhưng cũng có người khoảng trưa chiều ngày 1 mới thư thả đi cầu phúc. Vào dịp này, Thần điện nào cũng đông đúc, nhất là những Thần điện nổi tiếng ở Asakusa hay Kyoto, các đoàn người xếp thành hàng dài nối đuôi nhau vào điện Thần. Tiền dâng hương thường là đồng 5 yên, vì phát âm là “Go en”, đồng âm với chữ “Duyên” hay “May mắn”.

Ngoài tết Nhật Bản, 1 năm người nhật có 15 dịp nghỉ lễ. Xem chi tiết các ngày nghỉ lễ ở Nhật TẠI ĐÂY

Bạn có thể đọc thêm: Lễ hội Obon tại Nhật - Nghi thức tưởng nhớ người đã khuất


Theo Phong tục đón Tết ở Nhật Bản, năm mới cũng là dịp để các gia đình người Nhật du xuân, hái lộc đầu năm hay tham gia những chuyến du lịch để cùng nhau ăn Tết tại các nước có nền văn hóa tương đồng sau một năm làm việc vất vả. Hãy trải nghiệm tết Nhật trong thời gian du học và làm việc taị Nhật Bản nhé

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang