Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Kendama Nhật Bản - trò chơi truyền thống lưu giữ ký ức của cả một thế hệ

11/04/2018

Kendama Nhật Bản là trò chơi truyền thống được lưu truyền rất lâu đời tại đất nước mặt trời mọc. Không những vậy, trò chơi này còn được cải tiến, phổ biến không chỉ ở đây mà còn trên cả thế giới, tạo nên những trào lưu lành mạnh trong giới trẻ.

 

Sơ lược về kendama nhật bản


1. Kendama Nhật Bản là gì?

Kendama thực chất là một loại đồ chơi truyền thống được làm bằng gỗ của Nhật Bản. Do là trò chơi truyền thống nên cấu tạo của Kendama cực kỳ đơn giản:

 Vật liệu: Gỗ, bóng nhựa, 1 sợi dây

 Cấu tạo: Kendama gồm 1 tay cầm gỗ (Ken) có hình dạng giống thanh kiếm. Sử dụng sợi dây nối quả bóng (Tama) với tay cầm Ken. Đỉnh của tay cầm vừa vặn khớp với một cái lỗ trên quả bóng, ngoài ra còn có 3 miệng chén với kích cỡ khác nhau nằm ở hai phía tay cầm và phía dưới.

 

Bên trong quả bóng có 1 cái lỗ khớp với đầu nhọn của tay cầm. Ở hai bên của tay cầm còn có 2 chén lõm với kích thước khác nhau và một chén lõm nhỏ hơn nằm ở phía đuôi của tay cầm.

2. Lịch sử hình thành Kendama

Kendama có nguồn gốc như thế nào, xuất hiện từ bao giờ thì không có ai biết chính xác. Người Nhật Bản chỉ tương truyền nhau rằng, trò chơi này trở nên phổ biến rộng rãi từ thời săn bắn với mục đích luyện tập sự nhanh nhẹn, phối hợp tay và mắt một cách khéo léo nhất có thể - kỹ năng cực kỳ quan trọng trong săn bắn.

Một số nguồn tin cho rằng, Kendama xuất hiện lần đầu tại thời kỳ Edo (1603 - 1868) tại thành phố Nagasaki và dành riêng cho người lớn. Đến năm 1980, Kendama được phổ biến rộng rãi và đưa vào hoạt động như một bộ môn thể thao dành cho mọi lứa tuổi. 

 


Kendama trở nên phổ biến không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên khắp thế giới

Hiệp hội Kendama được thành lập từ năm 1975, tại đây các luật lệ khi chơi Kendama đã được nêu rõ và người chơi cần tuân thủ đầy đủ quy tắc. 
Để mua Kendama, bạn chỉ cần bước vào bất cứ 1 cửa hàng tạp hóa hay đồ chơi nào đều có thể tìm thấy nó. Điều đó chứng tỏ sức lan toản mãnh liệt của bộ môn này.

hướng dẫn chi tiết cách chơi kendama


1. Về thế đứng 

Thế đứng là xuất phát điểm quan trọng, chỉ khi đứng tư thế phù hợp mới có thể chơi được Kedama. Có 2 thế đứng cơ bản khi chơi Kendama Nhật Bản:

 Thế đứng thẳng: Cầm cây gậy trê tay, thả quả bóng treo lơ lửng phía dưới

 
Thế đứng góc: Một tay giữ quả bóng, một tay cầm gậy giữ góc 45 độ

2. Kỹ thuật chơi Kedama cơ bản


Cấu tạo của Kedama đơn giản, thể lệ chơi không hề phức tạp nhưng để có thể chơi được bộ môn này người ta có tới hàng ngàn kỹ thuật áp dụng. Việc có thể phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và mắt để bóng đạt độ cao, đi đúng hướng là không hề đơn giản.

 

 
Dưới đây là một số kỹ thuật cơ bản cho người mới chơi tham khảo:

 Ozara (Tách to), chuzara (Tách trung) và kozara (tách nhỏ): 3 kỹ thuật cơ bản nhất dành cho người mới học

Nếu bạn muốn biểu diễn bất cứ sự chuyển động nào, hãy bắt đầu với thế đứng thẳng. Tức là tay bạn cầm cây gậy, còn trái banh treo phía dưới cây gậy thả lỏng. Sau đó nhanh chóng thảy trái banh lên không trung và chụp nó vào cái tách. Phải chắc rằng đầu gối bạn khụy xuống và cố gắng bắt được trái banh như thể nó là một quả trứng vậy.

 Tomeken (pull up in)

Để biễu diễn tomeken (pull up in), ta bắt đầu với quả banh treo ở dưới sợi dây, nhưng lần này chúng ta bắt cái lỗ của quả banh vào đầu nhọn của cây gậy.

 Hikoki (Máy bay)

Đối với kỹ thuật này, thay vì bạn giữ cây gậy, bạn sẽ giữ trái banh. Đây được gọi là kỹ thuật máy bay.

Sử dụng thế đứng góc và đung đưa cây gậy phía trước mặt bạn. Khi nó quay trở lại, ta chụp đầu nhọn của gậy vào lỗ ở trên trái banh. Điều bí mật để biểu diễn trò này là bạn phải giữ đầu gối của mình thật linh động và cố gắng chụp cây gậy thật nhẹ nhàng. Đây là một kỹ thuật khó, vì vậy một khi bạn làm được nghĩa là bạn là “dân chuyên nghiệp” rồi đấy

 Vòng quanh Nhật Bản

Để biểu diễn kỹ thuật “vòng quanh Nhật Bản”, bạn sử dụng cách cầm đầu nhọn (đã hướng dẫn ở trên) và để quả banh đung đưa dưới cây gậy. Sau đó quăng trái banh lên và chụp nó bằng kozara. Tiếp đến, quăng nó từ kozara và chụp nó ở ozara. Cuối cùng, quăng nó từ ozara và chụp nó ở điểm nhọn của cây gậy. Chúng ta có thể biểu diễn kozara trước hay ozara trước đều được. Nếu bạn làm được kỹ thuật này, bạn thật sự giỏi môn kendama.


Trên đây là một số thông tin về trò chơi Kendama Nhật Bản. Mong rằng chúng tôi đã có thể giới thiệu đến bạn một trò chơi thực sự thú vị.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang