Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Kamaboko - món ăn xuất hiện trong bảo tàng của người Nhật

11/05/2018
Lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với mỗi quốc gia. Bởi thế những thứ gắn liền với lịch sử đều mang một ý nghĩa thiêng liêng nhất định. Các quốc gia thường thể hiện sự trân trọng những giá trị ấy bằng cách bằng cách trưng bày chúng trong bảo tàng. Nhưng bạn có tin không khi món ăn cũng là một trong những thứ “ vi diệu”có một vị trí nhất định được trưng bày trong bảo tàng của người Nhật. Đó là món ăn gì thì hãy cùng laodongxuatkhau.vn khám phá nhé!

Kamaboko là món ăn gì?

Bạn đã bao giò tò mò bởi miếng chả cá được cát lát mỏng với nhiều  hình thù cùng màu sắc bắt mắt trên mâm cơm của người Nhật? Kamaboko chính là món ăn khiến người Nhật tự hào để từ đó mang nó đến nhiều nước trên thế giới.

Kamaboko theo tiếng nhật có nghĩa là chả cá. Những miếng cá được lọc xương, băm nhuyễn và nặm chắc tay thành những thỏi dài. Điều này có hơi khác so với những miếng chả cá vừa mỏng, vừa dẹt của Việt Nam. Hẳn là vì thế mà những miếng chả cá của người Nhật luôn khiến người ta tò mò và thích thú.

Kamaboko có thể được hấp, nướng và chiên. Một miếng chá cá Kamaboko ngon là phải thật mềm, mịn và chắc. Nếu không đủ những yếu tố đó thì ngay cả ấn tượng ban đầu cũng không có. Bởi miếng Kamaboko chỉ đẹp khi được nặn chắc tay. Khi hấp lên chúng mới mịn màng và hấp dẫn. Bằng không, trên bề mặt của những miếng Kamaboko sẽ là những hình rỗ bởi bọt khi chui vào.

Tại sao Kamaboko lại được trưng bày trong bào tàng?

Đúng là với người Nhật điều gì cũng có thể xẩy ra.

Lịch sử ra đời của Kamaboko có từ thế kỉ XIV và phát triển cho tới ngày nay. Kamaboko được tìm thấy trong quyển sách cổ có tên “Ruijuu zatsuyoushou”.

Vào thời xa xưa, cá thịt trắng rất đắt đỏ, nhất là cá tuyết. Bởi vậy, chả cá Kamaboko chỉ xuất hiện vào những dịp yến tiệc và lễ tết. Đây là món ăn yêu thích của Toyotomi Hideyori, người con trai của vị tướng quân đầu tiên thống nhất  Nhật Bản Toyomi Hideyoshi. Ngoài ra, Kamaboko còn là món ăn cuối cùng của vị tướng tài Oda Nobunaga trước khi ngài bị sát hại trong biển lửa.

Kamaboko không chỉ là món ăn sang trọng trong suốt thời kì phong kiến mà cho tới bây giờ nó vẫn có một vị trí nhất định trong đời sống của người Nhật. Kamaboko tượng trưng cho sự đoàn kết, sum vầy và khao khát về một cuộc sống tốt đẹp. Màu hồng và màu trắng của Kamaboko cũng ra đời vì ý nghĩa đó. Đây cũng là 2 màu sắc được người Nhật coi trọng bởi theo họ, đó là 2 màu may mắn.

Mỗi dịp đi xa hoặc chào đón người trở về, trên mâm cơm của người Nhật luôn có món Kamaboko. Nói cách khác Kamaboko chính là món ăn đem tới cho người Nhật sự may mắn và lạc quan trong cuộc sống.

Món Kamaboko rất dễ ăn, không cầu kì cách chế biến nhưng lại thể hiện được sự tỉ mỉ, cẩn thận của người làm. Nó phản ánh một phần quan trọng trong con người họ.

Chính bởi tất cả những điều đó mà người Nhật có riêng một ngày cho chả cá Kamaboko được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.

Các loại Kamaboko

Có nhiều cách để thưởng thức Kamaboko như hấp, nướng và chiên. Ứng với mỗi loại lại có tên gọi khác nhau. Song chúng giống nhau ở chỗ đều đánh thức vị giác của thực khách.

Ngoài cách chế biến thì tên gọi màu sắc Kamaboko cũng là cách để phân loại chúng.

Kamaboko đỏ

Kamaboko đỏ là một trong những loại chả cá được yêu thích nhất ở Nhật Bản, cũng là màu sắc bắt mắt nhất nhưng lại vô cùng dễ chịu. Mặc dù người ta quen gọi là chả cá đỏ nhưng thật ra nó có màu hồng đậm. Kamaboko đỏ còn có tên gọi khác là Aka Kamaboko và thường được chế biến bằng cách hấp chín.

Kamaboko trắng

Sau Kamaboko đỏ thì Kamaboko trắng là loại chả cá được yêu thích thứ 2. Kamaboko có màu trắng đục và thường được hấp chín như Kamaboko đỏ. Tuy nhiên, mặt ngoài của Kamaboko trắng đôi khi được nướng sơ tạo vẻ ngoài có màu vàng khá hấp dẫn.

Naruto Kamaboko

Người Nhật rất chú trọng tới hình dáng bên ngoài của các món ăn, Naruto Kamaboko chính là thứ được tạo nên công phu như vậy.

Naruto Kamaboko là loại chả cá hình tròn với các màu hồng và trắng đan xen. Bên ngoài là vòng tròn tạo hình răng cưa đẹp mắt. Những lớp đan xen cũng được tạo hình giống vậy. Naruto Kamaboko có hình lượn sóng giống như những hút nước xoáy nổi tiếng gần thành phố Naruto của Nhật bản.

Chikuwa

Khác với các loại trên, Chikuwa là loại chả cá nướng, có dạng một ống hình trụ dài rỗng ruột bên trong. Đây là loại chả cá ra đời đầu tiên trước khi Kamaboko được chế tạo thành nhiều hình thù đa dạng khác. Chikuwa có mùi rất thơm và hấp dẫn. Chikuwa thường được sử dụng phổ biến trong món oden hoặc là nguyên liệu chính chế biến món chikuwa tempura.

Satsuma Age

Satsuma Age là một loại chả cá chiên. Satsuma Age thường có màu trắng đục đơn giản và cảm giác béo ngậy hơn những loại Kamaboko khác. Thưởng thức Satsuma Age sẽ ngon và bớt ngấy khi đi kèm với các loại rau củ, hải sản. Đây cũng là cách để thêm hương vị cho món chả cá này.

Hanpen

Đây là loại chả cá duy nhất có sự kết hợp với các nguyên liệu khác.Hanpen là hỗn hợp chả cá trắng với củ khoai mài tạo độ kết dính, dai và mềm mịn. Hanpen có nhiều hình dạng, hình vuông, hình tam giác hoặc tròn. Hanpen là loại chả cá chỉ có duy nhất một cách chế biến là luộc chứ không hấp hay nướng như các loại chả các khác.

Kamaboko nói chung luôn được ăn kèm với món ăn như súp, mì, udon, soba... và sử dụng nước chấm đậu nàng hay các loại nước sốt để tăng thêm hương vị.

Cách làm Kamaboko tại nhà

Nguyên liệu

 1 thìa đường (4-5g)

1/2 thìa Bột ngọt (2g)

1/2 thìa bột bắp (62g)

1/3 thìa dầu thực vật (83,3ml)

5 lạng Philê cá trắng, lột da và cắt nhỏ

3 thìa bột mì (24g)

2 lòng trắng trứng, đánh tan cho đến khi nổi bọt

Rượu ngọt của Nhật hoặc sherry ngọt

Cách làm

Bước 1: Làm sạch và xay nhuyễn cá

Trước khi chế biến cần làm sạch cá, lọc bỏ sương và thái lát mỏng. Sau đó cho các miếng cá vào máy xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.

Bước 2: Trộn hỗn hợp

Cho bột, lòng trắng trứng, đường và bột ngọt mirin hoặc sherry  vào số cá đã xay nhuyễn và trộn đều. Lưu ý trộn mạnh tay cho đến khi hỗn hợp trong bát hòa quyện nhau. Như vậy chả cá mới có thể đặm đều được.

Bạn sử dụng một tấm giấy bạc vừa phải trải ra, quét một ít dầu ăn lên cho bớt dính. Bạn cho hỗn hợp cá băm trên vào và cuốn giấy bạc thành 1 thỏi cá dài, đường kính khoảng 3cm. Trong quá trình cuốn cần phải thật chắc tay. Công đoạn này không nên làm vội mà cần phải tỉ mẩn một chút. Đây cũng là khâu quan trọng nếu bạn muốn tạo hình thù bắt bắt cho món chả cá của mình.

Chúng ta cũng có thể sử dụng lá chuối để thay thế cho giấy bạc nhé!

Khi cuốn xong hết, bạn cho tất cả cuốn vào lò hấp. Để kiểm tra xem chả cá đã chín chưa bạn  chọc 1 chiếc đũa vào giữa bánh, nếu đũa rút ra không dính gì thì chả cá đã chín.

Bước 3: Hoàn thành sản phẩm

Bạn lấy chả cá ra và cắt khúc vừa ăn trình bày ra đĩa là có thể dùng được

Tùy vào từng gia đình mà chúng ta có thể chế biến nước chấm đi kèm. Nhưng thông thường, nước mắm ớt hay chút xì dầu chính là lựa chọn an toàn.

Theo tiếng Nhật “Kamaboko” chính là chả cá. Cách gọi “chả cá Kamaboko” càng khẳng định hơn mùi vị của món ăn này. Kamaboko là món ăn có chứa nhiều dinh dưỡng nhiều Protein, ít chất béo,tốt cho não bộ và chống lão hóa cùng khả năng điều tiết lượng đường trong máu. Đó cũng chính là lí do chả cá Kamaboko có một vị trí quan trọng trong ẩm thực của người Nhật.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang