Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Dễ ợt với 4 cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

12/09/2017
Đa phần trong các cuộc phỏng vấn muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng cần dựa vào 2 yếu tố: ngoại hình và cách nói chuyện (giới thiệu bản thân). Nhưng ngoại hình chỉ là 1 vấn đề khá nhỏ trong 2 vấn đề còn cách nói chuyện mới gây được sự chú ý. Do vậy, muốn trúng tuyển các bạn cần phải biết cách giới thiệu để ghi điểm cho mình nhé.

Video phỏng vấn của TTS khi thi tuyển đơn hàng tại công ty chúng tôi

Dưới đây laodongxuatkhau.vn sẽ hướng dẫn các bạn gới thiệu bản thân trong 4 tình huống cơ bản nhất:

Một là: giới thiệu bản thân trong giao tiếp, chào hỏi thông thường
Hai là: giới thiệu bản thân trong phỏng vấn đi XKLĐ Nhật
Ba là: giới thiệu bản thân trong phỏng vấn đi du học Nhật Bản
Bốn là: giới thiệu bản thân trong phỏng vấn xin việc ở Nhật

I. Giao tiếp thông thường

Bước 1: Nói "Hajimemashite": rất vui được gặp anh/ chị

Hajimemashite (はじめまして): có thể trong tiếng Việt không bao giờ các bạn sử dụng những câu này nhưng đây là một trong những phép nói lịch sự và đặc trưng trong giao tiếp của người Nhật.

Hành động này thường đi kèm với thái độ, ánh mắt chân thành + cúi người 90 độ nữa là ok!
 



Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật cực dễ

Bước 2: Nói câu chào dựa vào từng thời điểm

 "Ohayou”/”Ohayou gozaimasu”  (Chào buổi sáng) – dùng vào thời gian trước 12h trưa.
 “Konnichiwa” (Chào buổi chiều) – dùng vào thời điểm trước 5 giờ chiều.
 “Konbanwa” (Chào buổi tối) – dùng vào thời điểm sau 5 giờ chiều cho đến nửa đêm.

Tuy nhiên những câu này sẽ tùy vào từng hoàn cảnh và địa phương mà sử dụng các bạn nhé.

Đây là video các câu chào hỏi cơ bản trong tiếng Nhật rất hữu ích cho những ai chưa biết nhiều về tiếng Nhật .

Bước 3: Tự giới thiệu bản thân

Một bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật đầy đủ sẽ bao gồm: tên, tuổi, quê quán, ngành nghề đã từng tham gia.

Giới thiệu tên:

私は[tên – ví dụ: Okami]です.

Watashi wa Okami desu.

Tên tôi là Okami.

Tuổi tác:

年齢は21歳です/21歳です.

Nenrei wa 21 sai desu.

Tôi hiện tại 21 tuổi.

Độ tuổi Cách viết Phiên âm
19 tuổi 19歳 juukyuusai
20 tuổi 20歳 hatachi
21 tuổi 21歳 nijuuissai
22 tuổi 22歳 nijuunisai
23 tuổi 23歳 nijuusansai
24 tuổi 24歳 ni juuyonsai
25 tuổi 25歳 nijuugosai
26 tuổi 26歳 nijuurokusai
27 tuổi 27歳 nijuunanasai
28 tuổi 28歳 nijuuhattsai.
29 tuổi 29歳 nijuukyuusai
30 tuổi 30歳 sanjussai
 

Quê quán, nơi sống:

ハノイからきました/ハノイに住んでいます。

Hanoi kara kimashita/ Hanoi ni sundeimasu.

Tôi đến từ Hà Nội/ tôi đang sống ở Hà Nội.

Sau đó bạn có thể thêm 1 vài thông tin khác ví dụ như trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại, sở thích cá nhân:

Trình độ học vấn:

Trình độ Viết Phiên âm
Đại học ,大学 Daigaku
Cao đẳng 大学 Daigaku
Trung cấp 中間 Chūkan
Cấp 3 レベル3 Reberu 3
Cấp 2 レベル2 Reberu 2
 

教育大学生/////////私は教育学大学に通った//////////私は全入大学を卒業しました

Kyōiku daigakusei/ Watashi wa kyōiku-gaku daigaku ni kayotta/ Watashi wa zen'nyū daigaku o sotsugyō shimashita.

Tôi là sinh viên đại học Sư phạm/ tôi học trường đại học Sư phạm/ tôi tốt nghiệp đại học Sư phạm.

Nghề nghiệp:

4 bước giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật

私はエンジニアです。

Watashi wa enjinia (engineer) desu.

Tôi là kỹ sư.

 Sở thích:

私の趣味は本を読みます。

Watashi no shumi wahon wo yomimasu.

Sở thích của tôi là đọc sách.



Các từ vựng về nghề nghiệp trong tiếng Nhật bạn cần phải xem nếu muốn giới thiệu nghề nghiệp bản thân bằng tiếng Nhật

Bước 4: Nói "Yoroshiku onegaishimasu": Rất mong nhận được sự giúp đỡ

4 bước phỏng vấn bằng tiếng nhật

Sau khi đã giới thiệu bản thân xong các bạn luôn nhớ rằng phải kết thúc bằng câu “Yoroshiku onegaishimasu” (よろしくおながいします)

2. Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật khi đi phỏng vấn XKLĐ

Khi đi phỏng vấn bạn nên giới thiệu bản thân mình 1 cách ngắn gọn nhất, súc tích nhất, và nên lưu ý những trường hợp sau:

4 bước giới thiệu bản thân

- Tránh lan man, điều này sẽ dẫn đến việc mất điểm của bạn.

- Cần thể hiện sự tự tin và nên cho nhà tuyển dụng biết về sự cẩn thận, biết lắng nghe của bạn.

- Hãy giới thiệu 1 cách thật tự nhiên và thoải mái, đừng quên việc nhìn thằng mắt người đối diện nhé.

Hãy cẩn thận khi nói về nhược điểm bản thân

Khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong buổi phỏng vấn, dù muốn hay không, bạn vẫn phải nói về nhược điểm của bản thân. Lời khuyên ở đây là bạn có thể đưa ra 1 – 2 nhược điểm không hoặc rất ít gây ảnh hưởng tới công việc. Ngoài ra cần lưu ý tránh việc nói những thứ có thể khiến người phỏng vấn nghĩ rằng bạn là người kém cỏi, không đủ khả năng hoặc thiếu sự cẩn thận.

Đừng phủ nhận mình không có điểm yếu mà hãy nói:
私の 弱みがあるけど仕事は全然関係ないよ (Tôi có khá nhiều điểm yếu nhưng chắc chắn nó không ảnh hưởng đến công việc)


Một câu nói hay khác là sau khi thừa nhận về điểm yếu của mình, bạn có thể nói: いくら大変でも頑張ります( Ikurataihen demo ganbarimasu). Câu này có nghĩa là: "Dù vất vả thế nào tôi cũng sẽ cố gắng".

Kết thúc phỏng vấn ấn tượng

4 bước giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật

Mẫu giới thiệu bằng tiếng Nhật Bản bằng tiếng Nhật

1. はじめまして・Hajime mashite : Rất hân hạnh được làm quen với bạn. Đây là câu nói khá xã giao với người Việt nhưng lại là bắt buộc với văn hóa Nhật Bản.

2.  私は……………です・Watashiwa …………desu : Tôi là ………….

3. 今年……………です・Kotoshi ……………desu : Năm nay tôi …….. tuổi

4 ………から来ました・………karakimashita : Tôi đến từ ……………..

5. 私の家族は……です・Watashi no kazokuwa ……desu : Gia đình tôi có ……..người

6. 私の趣味は……です・Watashi no shyumiwa ………desu : Sở thích của tôi là ……….

7. 私の専門は……です・Watashi no senmonwa ……desu : Chuyên môn của tôi là …….

8. 私の希望は日本へ行って、家族のためにお金を稼ぐことと日本語を学ぶことです。Watashi no kibouwanihon e itte,kazoku no tame ni, okanewokasegukoto to nihongo wo manabu kotodesu : Nguyện vọng của tôi là đi Nhật, kiếm tiền giúp đỡ gia đình và học tiếng Nhật.

9. 帰国の後で、日本の会社で働きたいです。: Kikoku no atode,nihon no kaishya de hatarakitaidesu : Sau khi trở về nước muốn làm cho công ty của Nhật

10. いくら大変でも頑張ります。 Ikurataihen demo ganbarimasu : Dù vất vả thế nào tôi cũng sẽ cố gắng

11. どうぞよろしく、お願いします。Douzo yoroshiku,onegai shimasu : Rất mong được giúp đỡ !


III. Giới thiệu bản thân trong phỏng vấn đi du học Nhật Bản

Khi phỏng vấn đi du học, bạn sẽ cần 1 bài giới thiệu bản thân đầy đủ và chi tiết hơn đi phỏng vấn XKLĐ, vì du học sẽ yêu cầu tiếng tốt hơn và yêu cầu các bạn có định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp.

Ngời lời đề nghị giới thiệu bản thân, bạn sẽ phải trả lời thêm 1 số câu hỏi khác như:


 

Câu hỏi 1:

Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn? (就活の軸は何ですか?)

Mục đích:

- Để biết rằng bạn có sự chuẩn bị khi lựa chọn công việc chính xác theo ý muốn của mình hay không? Công ty muốn loại bỏ những sinh viên chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của chúng tôi.


Cách trả lời:

- Có nhiều người dựa trên con mắt của người tiêu dùng để đánh giá như “Vì là công ty lớn”, hay “Vì tôi thích sản phẩm của chúng tôi”.

- Vì nếu được chọn, sau bạn sẽ làm việc trong công ty như một nhân viên chính thức nên những câu trả lời đơn giản như vậy sẽ không được đánh giá cao. Ngoài ra nếu như bạn nói rằng Chế độ về giáo dục rất tốt hay chế độ phúc lợi tốt sẽ để lại ấn tượng cho người nghe.

 

- Hãy nói tạo sao bạn có những định hướng nghề nghiệp như thế dựa trên kinh nghiệm trong qúa khứ để có được 1 câu trả lời thuyết phục.

Ví dụ:

私の就活の軸は「ファイナンスを通じて企業の経営を支えられる 企業」かどうかです。
商学部の授業を受けていく過程で、企業経営への興味を持つよう になりました。


Định hướng trong tương lai của tôi là làm việc trong một doanh nghiệp hỗ trợ kinh doanh của các công ty khác thông qua hỗ trợ tài chính. Trong quá trình học về thương mại, tôi dần dần có hứng thú về việc kinh doanh của các doanh nghiệp.

Vì tôi muốn được trải nghiệm thực tế kinh doanh ở doanh nghiệp, khi còn ở trường đại học tôi đã thử thách đi thực tập ở các doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, dù ý tưởng có lớn đến đâu, nếu như tài chính không có để thực hiện thì đó chỉ là những suy nghĩ viển vông thôi.


IV. Giới thiệu bản thân trong phỏng vấn xin việc ở Nhật

Đối với xin việc, việc giới thiệu bản thân tốt hay không quyết định tới 70% cơ hội của bạn

+ Khi nhà tuyển dụng nói: Hãy giới thiệu về bản thân bạn? (自己紹介をしてください) bạn phải trả lời thật lưu loát, thái độ vui vẻ.


+ Tư thế khi phỏng vấn: Trong buổi phỏng vấn bạn nên ngồi với tư thế ưỡn ngực, thẳng lưng, nhìn thẳng vào mắt người đối diện nhưng hạn chế nhìn liên tục mà có thể hạ tầm nhìn xuống vùng cổ, cà vạt, sử dụng body language, nói bằng giọng to, rõ ràng.

 Mục đích hỏi:

- Để biết được năng lực, đặc trưng của bạn.

- Để biết được trong một thời gian ngắn như vậy thì bạn có thể PR về mình được đến đâu.


Cách trả lời:

• Nói sơ lược những thông tin cá nhân và những việc mà bạn nỗ lực nhất.

Bao gồm: Tên tuổi, trường, chuyên ngành, thêm vào đó là năng lực, điểm mạnh của bạn. Không cần phải đi vào chi tiết quá nhưng trong vòng 60 giây hãy tóm tắt ngắn gọn về bản thân bạn.

Ví dụ:

...大学...学部の、...と申します。私は「飛び込んでいく」人間です。 未経験でも自分が成長できるチャンスがあれば、恐れずに、挑戦 してきました。

今までで一番チャレンジングだったのは、海外インターンでイン ドの企業で働いた経験です。スキルもなく、語学もいまいちで、 最初は全く貢献できませんでした。

ただ、「飛び込んでいく」精神で、恥をかく事承知で、わからな いことは同僚にどんどん質問し、自宅で学んだことを必ず振り返 るようにしました。さらに、業務に関連する書籍があれば、英語 でしたが時間をかけて読み込んでいきました。

Tôi học chuyên ngành ... ở trường đại học ... Tôi là người có tính cách 「飛び込んでいく」(ưa mạo hiểm, thử thách) . Mặc dù thiếu kinh nghiệm nhưng nếu có cơ hội phát triển bản thân, tôi sẽ không sợ hãi mà chấp nhận thách thức.

Cho đến nay, thử thách lớn nhất mà tôi đã trải qua đó là làm thực tập ở một công ty Ấn Độ. Nhiều kỹ năng còn thiếu, ngôn ngữ cũng không đủ tốt, khi mới vào công ty tôi hoàn toàn không đóng góp được gì cả.

Tuy nhiên, với tinh thân của người 「飛び込んでいく」, tôi học cách chấp nhận sự ngại ngùng, hỏi các đồng nghiệp về những vấn đề không hiểu, tự ôn lại những kiến thức ở nhà. Hơn nữa, nếu có những tài liệu liên quan đến công việc, tôi đều dành thời gian để đọc chúng bằng tiếng Anh.

 
Một số câu hỏi thường gặp:

Câu hỏi 1:

Hãy cho chúng tôi biết động lực, nguyện vọng khiến bạn ứng tuyển vào công ty?
(志望動機を教えてください)


Mục đích:

- Đánh giá mức độ tâm huyết của ứng viên với công ty

- Nhà tuyển dụng muốn biết rằng mong muốn làm việc của bạn có phù hợp với phương châm làm việc của chúng tôi hay không?

- Đánh giá được tính cách của ứng viên thông qua câu trả lời


Cách trả lời:

-  Không đơn thuần đưa ra các câu trả lời về những điểm tốt, thu hút, hấp dẫn của chúng tôi khiến mình mong muốn làm việc mà phải đưa ra mục đích và tầm nhìn của bản thân, mình muốn làm gì và trở thành ai trong tương lai. Từ đó, thể hiện cho phía công ty thấy rằng chỉ có họ mới có thể biến những ước muốn nguyện vọng ấy của bạn thành hiện thực.

- Điều quan trọng là phải đưa ra lý do thuyết phục cho nguyện vọng đó. Ví dụ như bạn nói bạn muốn làm việc tại nước ngoài. Chỉ một câu nói đó thôi cũng phản ánh cách suy nghĩ và kinh nghiệm cuộc sống của bạn.

- Tránh nêu ra những nguyện vọng thông thường chung chung, tầm thường.

 

Ví dụ:

日本の中小企業の底力を引き出したいからです。大学のゼミの研究で、中小企業の経営を扱っていました。その中で、倒産する中小企業の半分近い原因が、キャッシュフロー・ファイナンス等の知識面の問題から倒産することを知り、驚愕しました。

力のある企業に育つ前に死ぬのは日本にとって大きな損失です。その時から、適切なコンサルティングをして企業を支えるコンサルタントの仕事を志すようになりました。

Tôi muốn thể hiện được tiềm lực của các công ty vừa và nhỏ. Trong buổi hội thảo ở trường đại học, tôi đã phải tham gia giải quyết những tình
huống về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở đó, khi đã biết được về nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của chúng tôi vừa và nhỏ, từ những vấn đề của dòng chảy đồng tiền, tình hình tài chính,... kéo đến sự phá sản, tôi đã rất kinh ngạc.

Những doanh nghiệp có tiềm năng lại biến mất trước khi kịp phát triển là một tổn thất đối với Nhật Bản. Khi đó, tôi đã mong muốn làm công việc tư vấn để giúp đỡ, đưa ra những lời tư vấn hợp lý cho các doanh nghiệp.


Câu hỏi 2:

Công việc bạn muốn làm sau khi vào công ty? (入社後にやりたい仕事は?)

Mục đích hỏi:

- Kiểm tra xem bạn đã hiểu nội dung của công việc đến mức nào?

- Kiểm tra xem những việc bạn muốn làm với công việc thực tế có khớp với nhau không?

- Muốn biết quan điểm của bạn đối với công việc.


Cách trả lời:

- Thể hiện rằng bạn muốn làm những việc này để phát huy thế mạnh và kinh nghiệm của mình.

- Để đạt được mục đích ấy, thì bạn sẽ cố gắng nỗ lực những gì. Ý này sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.

- Đừng để câu trả lời của mình chệch khỏi định hướng của chúng tôi.

 

Ví dụ:

私は貴行で、法人渉外として中小企業向けの融資業務に携わりた いと考えています。

融資業務を通して、中小企業の底力を引き出せれば、地域を元気 づけられると想い、中小企業向けの融資業務に携わりたいと考え ています。

Sau khi vào được công ty, tôi muốn được tham gia vào đội ngũ quan hệ công chúng của chúng tôi thực hiện công việc liên quan đến hỗ trợ tài chính cho những công ty vừa và nhỏ.

Với việc hỗ trợ tài chính, nếu có thể giúp các công ty vừa và nhỏ bộc lộ được năng lực của mình, nền kinh tế khu vực trở nên phát triển hơn, vì thế tôi mong muốn tham gia vào công việc hỗ trợ vốn hướng đến các công ty vừa và nhỏ.


Câu hỏi 3:

Trong thời gian học đại học, bạn dồn nhiều tâm huyết nhất vào việc gì? (学生時代に最も打ち込んだことは何ですか?)

Mục đích:

- Để biết được từ những trải nghiệm đó bạn học được bài học kinh nghiệm gì?

- Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ nắm được tính cách của ứng viên và khả năng sau này của ứng viên.

Có thể trả lời theo các gợi ý sau:

- Những mục tiêu mà bạn nỗ lực: Trong đó thì vấn đề mà bạn đặc biệt tâm huyết là gì?

- Kết quả: Hãy cho biết sự thay đổi của tình hình sự việc trước và sau hành động của bạn.

- Sau những kinh nghiệm ấy bạn học được những điều gì. Điều này chính là câu trả lời cho câu hỏi khả năng sau này của bạn là gì từ phía nhà doanh nghiệp đấy.

 

Ví dụ:

学生時代に力を入れたのは、ゴルフショップでのアルバイトで ショップの新規会員を100人増やした経験です。勤務していた店舗 の売上が低下してたため、店長から新規会員を増やすよう依頼さ れ、例年月30人だった新規会員登録を月100人まで増やしました。


店長に「リピーターを増やすため、お客様をショップ会員に登録 させて欲しい」と依頼されました。最初はプレッシャーに感じま したが、自分のいる組織に少しでも貢献しようと思い、月30の新 規会員登録を60以上に伸ばせるよう、取り組むことにしました。

困難に見える目標でも「やる」と決めて解決策を考えることで、 問題を改善できると信じています。貴社においても、高い目標に チャレンジしていきたいです。

Trong quãng thời gian học đại học, tôi đã có kinh nghiệm làm thêm ở một cửa hàng bán đồ golf và giúp cho số lượng hội viên tăng thêm 100 người. Bởi vì doanh thu của cừa hàng tôi làm việc bị giảm xuống, nên cửa hàng trưởng đã nhờ tôi giúp làm tăng lượng hội viên mới, và tôi đã làm tăng lượng người đăng ký từ 30 người lên 100 người trong một tháng.

Cửa hàng trưởng đã nói để làm tăng lượng người quay lại thì cần khách hàng đăng ký trở thành hội viên của cửa hàng. Mặc dù, lúc đầu, tôi cảm thấy rất áp lực, nhưng vì muốn đóng góp cho cửa hàng, để có thể nâng được số người đăng ký hàng tháng từ 30 người thêm hơn 60 người nữa, tôi đã rất nỗ lực.

Mặc dù có thể nhìn thấy khó khăn trước mắt, nhưng tôi đã quyết định mình sẽ làm và nghĩ ra phương án giải quyết, và tin rằng mình có thể cải thiện được vấn đề. Nếu được gia nhập quý công ty, tôi sẽ thử thách mình với một mục tiêu cao hơn nữa.

 
Câu hỏi 4:

Công việc mong muốn của bạn là gì? (希望職種は何ですか?)

Mục đích:

- Muốn biết bạn có thành ý làm việc gắn bó với công ty không?

- Biết được bạn muốn làm công việc như thế nào trong tương lai?

Có thể trả lời theo các gợi ý sau:

- Hãy nói rằng công việc đó có thể giúp bạn phát huy đươc những kiến thức chuyên ngành của bạn khi còn học đại học.

- Căn cứ vào ưu điểm, thế mạnh của mình mà nói rằng công việc này giúp phát huy thế mạnh đó của bạn.

 

Ví dụ:

私は貴行で、法人渉外として中小企業向けの融資業務に携わりた いと考えています。

学生時代に、中小企業でインターンをした経験から、「どんな拡 大戦略をとるにも、まず資金」と中小企業の資金需要の切実さを 実感しました。

また、中小企業融資の業務では、ゼミで学んだ財務の知識を活か せるのも理由の一つです。

Sau khi vào được công ty, tôi muốn được tham gia vào đội ngũ quan hệ công chúng của chúng tôi thực hiện công việc liên quan đến hỗ trợ tài chính cho những công ty vừa và nhỏ.

Khi là sinh viên, từ kinh nghiệm thực tập ở 1 công ty nhỏ, tôi đã cảm nhận được tầm quan trọng của việc có tiền vốn của chúng tôi vừa và nhỏ khi muốn thực hiện bất kỳ chiến lược mở rộng nào.

Ngoài ra, với công việc hỗ trợ tài chính, tôi có thể vận dụng được những kiến thức tài chính tài chính đã học.



Câu hỏi 5:

Hãy PR bản thân bạn (自己PRをしてください)
Mục đích:

- Công ty muốn biết ứng viên có đủ năng lực để làm việc trong công ty không?

- Họ muốn biết là liệu những điểm mạnh của bạn có đủ để làm việc trong công ty.


Cách trả lời:
 
- Nên đi vào chí tiết:

Tôi đã cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ.....
Để giải quyết nhiệm vụ đó, tôi nghĩ cần phải.....
Do đó, tôi đã thực hiện những cách giải quyết....
Kết quả đã đem lại cho tôi bài học kinh nghiệm là.....

- Nói về những định hướng tầm nhìn trong tương lai

 

Ví dụ:

私の強みは、自分の頭で主体的に考え、問題を解決する方法を考 えられることです。その根拠として、アルバイトをしていた居酒 屋の売り上げ20%伸ばした経験があります。アルバイトをしてい た居酒屋は味の評判は良く、雑誌にとりあげられることもありま した。

が、売り上げが伸びていませんでした。お金をもらっているから には少しでも貢献したいと考え、この問題を解決しようと思いま した。原因を分析すると、店の立地が悪いため、新規顧客が少な い点が売り上げを鈍化させているとわかりました。

そこで、新規顧客を獲得するために、1.ソーシャルネットワー クで地元の人をフォローし、情報を伝えていく 2.女性のアル バイトに客引きをしてもらい、店を認知させる。人が不足する分 は、オペレーションを見直すことで対処。を実行しました。

結果、今まで店を知らなかった人が店の存在を知り、新しい常連 となり、店の売り上げが安定して伸びていくようになりました。 この経験から学んだ問題解決力は、顧客の広告戦略を考える貴社 の仕事でも活かせると思います。

Sở thích của tôi là tự suy nghĩ bằng chính sức mình, sau đó nghĩ ra phương án giải quyết vấn đề gặp phải. Căn cứ của điều này đó là tôi đã từng có kinh nghiệm giúp doanh thu của quán rượu từng làm thêm tăng 20%. Hương vị món ăn của quán tôi làm thêm nhận được nhiều lời khen, và đã từng được đưa lên tạp chí.

Tuy nhiên, doanh thu của quán thì lại không tăng lên. Bởi vì là nhân viên của quán, được nhận tiền lương, tôi cũng muốn cống hiến một chút sức lực nên đã suy nghĩ cách để giải quyết vấn đề này. Khi phân tích nguyên nhân, tôi thấy rằng cửa hàng nằm ở vị trí không thuận lợi, khách hàng mới ít nên đã làm doanh thu không tăng được.

Sau đó, để thu hút được khác hàng mới. Đầu tiên, tôi sử dụng mạng xã hội và cung cấp thông tin cho những người trong khu vực. Sau đó, tuyển những nhân viên nữ làm người chào mời khách hàng, giúp cửa hàng dễ dàng được nhận ra. Nếu như lượng người không đủ, tôi sẽ xem xét lại cách thức vận hành của cửa hàng có vấn đề gì không.

Kết quả, cho đến bây giờ thì những người từng không biết về cửa hàng đã biết đến nó, có thêm những nhóm khách hàng thường xuyên mới, doanh thu của cửa hàng tăng dần dần một cách ổn định. Với khả năng giải quyết vấn đề thu được từ kinh nghiệm này, tôi có thể đảm nhiệm được công việc thực hiện chiến lược quảng cáo đến khách hàng.


Trên đây là 1 số mẫu câu hỏi và trả lời khi phỏng vấn tiếng Nhật trong 4 trường hợp: giao tiếp thông thường; đi XKLĐ, di du học, xin việc tại Nhật. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nữa.

Các bạn có thể xem thêm các thông tin về học thêm tiếng Nhật
tại đây nhé! Laodongxuatkhau.vn chúc các bạn thành công!

 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang