Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Chiếu tatami và chuyện về linh hồn ngôi nhà của người Nhật

18/04/2018

Chiếu Tatami không chỉ là chiếc chiếu thông thường mà bạn thấy. Nó còn mang rất nhiều những ý nghĩa tâm linh xung quanh và liên quan đến ngôi nhà truyền thống của người Nhật Bản. Hãy cùng Laodongxuatkhau.vn tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc này ngay sau đây.

MỘT VÀI ĐIỀU BẠN CẦN HIỂU VỀ CHIẾU TATAMI

Trong tiếng Nhật, Tatami (畳) có nghĩa là tấm nệm. Thực chất, Tatami là một loại vật dụng để lát trên sàn nhà truyền thống của người Nhật (tương tự chức năng của chiếu cói Việt Nam). 

Trong ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản, luôn có 1 phòng gọi là phòng Tatami - nơi được lát cả mặt sàn bằng loại chiếu Tatami này. Những tấm chiếu này được xếp khít vào nhau tạo thành một mặt phẳng:

 Chiếu Tatami có hình chữ nhật (chiều dài gấp đôi chiều rộng)

 Kích thước chuẩn của chiếu Tatami theo quy định là 910mm×1820mm, dày 55mm

 
 Lịch sử ra đời của chiếu Tatami

Phiên bản đầu tiên của chiếu Tatami chính là Tatamu (nghĩa là sếp, gấp), xuất hiện từ thời cổ đại. Ở phiên bản này, Tatami là những tấm mỏng dùng để trải sàn và có thể gập lại.

Vào khoảng năm 794 - 1185 (thời kỳ Heian), những đặc điểm của chiếu Tatami hiện đại đã bắt đầu xuất hiện. Độ dày của chiếu Tatami thời điểm này đã được gia tăng và chiếu được cố định trên sàn nhà, làm đồ lót chỗ ngủ. Thời điểm này chiếu Tatami chưa thực sự phổ biến, chỉ dành cho thiên hoàng hoặc những người quyền cao chức trọng. Cũng có thể vì vậy mà ngày nay người Nhật cực kỳ quý trọng và mong muốn sở hữu chiếc chiếu này trong căn nhà của mình.

 

Sang đến thời kỳ Muromachi (1336 – 1573), chiếu Tatami bắt đầu được sử dụng để lót toàn bộ sàn nhà. Phòng có lót Tatami được sử dụng cho những nghi lễ trang trọng như trà đạo. Những người được phép bước vào phòng này cũng có quy định rõ ràng (tuyệt đối cấm những người có địa vị dưới Samurai). Khi vào phòng chiếu Tatami, cần giữ đúng lễ nghi, ngồi quỳ chứ không được tự do.

Mãi cho tới thời kỳ
 Edo (1603 – 1868), chiếu Tatami mới được trở nên phổ biến, tạo nên cơn sốt trong tầng lớp bình dân. Từ nhà giàu cho đến nhà nghèo, từ quan chức đến dân thường, trong mỗi căn nhà trên đất nước Nhật Bản đều có sự xuất hiện của loại chiếu này.
Chất liệu và cấu tạo của chiếu Tatami

 Về chất liệu: 

Những chiếc chiếu Tatami được làm từ rơm khô ép chặt với nhau (Ngày nay có không ít nơi sử dụng sợi hóa học giúp cho chiếu tăng độ bền, khả năng giữ nhiệt). Vỏ ngoài của chiếu được làm bằng vải dệt (nổi vân hoặc trơn đều được).

Cũng chính bởi việc được làm từ rơm, vải, nên chiếu Tatami có nhược điểm khá lớn là dễ ẩm mốc, dính bẩn hoặc cũng có thể là nơi sống lý tưởng của dán, bọ,... Thông thường, chiếu này có thể dùng được 3 - 5 năm nếu bảo quản tốt và sau đó người ta sẽ phải thay một loạt.


>> Xem thêm: Chú mèo may mắn Maneni - Neko và những điều thú vị 

 Cấu tạo của chiếu:

Chiếu Tatami có cấu tạo gồm 3 phần rõ rệt:

- Phần lõi chiếu: Được bện lên từ rơm phơi thật khô (nếu còn ẩm sẽ dẫn đến tình trạng ẩm mốc, nhanh hư hỏng và tạo mùi khó chịu). Chiều dày của phần lõi rơi vào khảng 5 cm. Cũng như chia sẻ ở phần trên, hiện nay để hạn chế một số nhược điểm của rơm, có nhưng nơi đã thay lõi chiếu bằng sợi tổng hợp.

 
- Phần vỏ chiếu: phần vỏ chiếu bao bên ngoài được dệt từ cỏ bấc đèn hoặc cói. Phần  này dùng được cả  mặt và dễ bị bẩn. Khi vỏ bị bạc hoặc bẩn, có thể thay vỏ khác và giữ nguyên phần lõi chiếu.
- Phần viền chiếu: Phần này giữ vai trò kết nối lõi chiếu và vỏ chiếu lại với nhau, được làm từ lụa, lanh hoặc sợi bông.
Cách gấp và sử dụng chiếu Tatami đúng chuẩn

Theo quy tắc, chiếu Tatami được trải theo 2 cách như sau:
 Cách 1: Syugijiki
 
 
Cách này thường được áp dụng cho phòng ở
 Cách 2: Fusyugijiki
 

Đây là cách sếp chiếu Tatami thường dùng trong các ngôi chùa, lâu đài hoặc nhưng phòng có không gian rộng.
Tại sao chiếu Tatami lại phổ biến đến như vậy?

Câu trả lời cho câu hỏi: "Tại sao chiếu Tatami lại phổ biến đến như vậy?" nằm ở chính những công dụng tuyệt vời nó mang lại. Hãy cùng Laodongxuatkhau.vn đánh giá ngay sau đây:
 Đánh giá về phần thị giác:

Những căn phòng chải chiếu Tatami thường có tầm thấp, thay thế ghế có chân bằng các tấm nệm hoặc ghế không chân, bàn uống nước hay bàn sưởi có thể có nhưng cũng được thiết kế thấp hơn rất nhiều so với bình thường. Chính điều này tạm ra cảm giác tĩnh tâm, yên bình hơn.

 
 Về xúc giác:

Bạn có biết bí quyết làm sao người Nhật sống được thoải mái trong thời tiết lạnh giá hay nóng bức mà không cần tới điều hòa chưa. Đó là một phần nhờ vào công dụng tuyệt vời của chiếu Tatami. Chiếu này có khả năng hấp thụ 500cc hơi nước trong không khí, cân bằng độ ẩm trong phòng, điều hòa không khí khiến trong phòng mùa đông ấm, mùa hè mát.
Về thính giác:

Đúng vậy, bạn không nhìn nhầm đâu nhé, chiếu Tatami còn có công dụng về thính giác. Loại chiếu này có khả năng hấp thụ tiếng ồn tốt, phù hợp với nhưng môi trường sống đông đúc.
 Về khứu giác:

Ngoài việc hấp thu tiếng ồn, hơi nước thì chiếu Tatami còn có khả năng hấp thu khí thải NO2, sẽ khiến cho căn phòng của bạn được loại bỏ các tạp chất gây mùi.

Với quá nhiều tác dụng tuyệt vời như vậy, chiếu Tatami đã đường đường chính chính bước vào từng căn nhà trên đất nước Nhật Bản. Không những vậy, không ít nước hiện nay đã du nhập loại chiếu này về để sử dụng, đặc biệt là các nước ở châu Á.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Minh Hoàn (Mr)

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Minh Hoàn (Mr)
Minh Hoàn (Mr)
SĐT: 0979 171 312
Hỏi - đáp
Vui lòng nhập họ tên   Vui lòng nhập số điện thoại   Vui lòng nhập nội dung  
Chia sẻ của người lao động
012589653..
Năm này đã gần 30 tuổi rồi mới có dự định đi...
09875648..
Mình có kinh nghiệm làm cơ khí 3 năm và cũng có bằng...
016576563..
Mình học đại học 3 năm, rồi cảm thấy chán vì ra...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang